Hiểu đúng về nguồn gốc lễ Vu Lan và phóng sinh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Rằm tháng 7 trong mùa Vu Lan còn có tên là ngày xá tội vong nhân. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày mà mọi người đều ăn năn, xin cải đổi sám hối. Phóng sinh được coi là một trong những nghi thức tốt đẹp vào mỗi mùa Vu Lan, tuy nhiên ngày nay đang bị hiểu và thực hành một cách sai lệch.

Lễ Vu Lan phát xuất từ sự tích Phật giáo được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Lễ Vu Lan của Phật giáo phát xuất từ thời Đức Phật. Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác.

Người đầu tiên tiếp nhận là Tôn giả Mục Kiền Liên - một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Thế Tôn. Ngày lễ này được tổ chức vào rằm tháng bảy âm lịch để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên, đồng thời khuyến khích mọi người biết trân trọng những gì mình đang có và thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đến cha mẹ.

Hiểu đúng về nguồn gốc lễ Vu Lan và phóng sinh ảnh 1
Đạo Phật xem tháng 7 là tháng Vu Lan báo hiếu, báo ân.

Lý giải thêm về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ - Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam cắt nghĩa: "Trong mùa này, mỗi Phật tử nhớ lại công ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng cực khổ. Nếu cha mẹ có sa vào đường khổ nhờ phúc đức này được thoát khỏi. Nếu cha mẹ không đi trong đường khổ nhờ phúc đức này mà được tăng trưởng thiện căn. Bởi vậy, ngày Vu Lan còn có tên là ngày xá tội vong nhân. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày mà mọi người đều ăn năn, xin cải đổi sám hối, mong các vị lớn tha thứ cho".

Nhiều người quan niệm, ngày rằm tháng bảy phải thực hiện nghi thức phóng sinh. Tuy nhiên, không ít người hiểu sai về phóng sinh, dẫn đến những hành động phản cảm, đi ngược giáo lý nhà Phật.

Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng, truyền sang Nhật Bản và các nước láng giềng như Triều Tiên, Việt Nam. Hoạt động phóng sinh dựa trên tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh, và quan niệm nhân quả của sinh tử luân hồi.

Hiểu đúng về nguồn gốc lễ Vu Lan và phóng sinh ảnh 2

Phóng sinh bắt nguồn từ kinh Phật Đại Thừa, thịnh hành ở Trung Hoa, Tây Tạng.

Phóng sinh được hiểu là khi gặp một con vật bị nạn, ta ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, ta bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Phóng sinh phải phát xuất từ lòng từ bi, không vì ý nghĩa tư lợi.

"Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, chọn nơi vắng vẻ càng tốt, vì pháp sự này không nên kích thích lòng tham của những người săn bắt", tinh thần giáo lý nhà Phật nêu. Tuy nhiên ngày nay nhiều người hiểu và thực hành phóng sinh không đúng tinh thần, gây hại cho môi trường hoặc kích thích việc săn bắt, bẫy động vật.

MỚI - NÓNG
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
TPO - Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Bùi Quang Huy – Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Văn phòng Điều phối chính sách Chính phủ Hàn Quốc và Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc. Nhiều nội dung liên quan thúc đẩy hợp tác thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã được chia sẻ, đề xuất.
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
TPO - Cuốn sách tập hợp ký họa, nhật ký của một chiến sĩ trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ được dịch từ tiếng Anh, lần đầu được dịch ra tiếng Việt. Dịp này độc giả được đọc lại những tác phẩm viết về chiến dịch Điện Biên Phủ từ rất sớm do những tên tuổi như Trần Dần, Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyễn Huy Tưởng chấp bút.