TPO - Là tỉnh miền núi, dân tộc- Lạng Sơn đang đối diện với những khó khăn như trình độ nhận thức còn hạn chế, ruộng nương khô cằn…Song cũng từ đó nảy sinh những con người dám nghĩ, dám làm, vượt qua thách thức để phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân
TPO - Được Bộ đội Biên phòng và các ngành chức năng địa phương hỗ trợ “xóa nhà tạm, nhà dột nát”, hướng dẫn chuyển đổi cây trồng nên nhiều người dân tộc thiểu số ở xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, đã xin rút khỏi danh sách hộ nghèo, khó khăn.
TPO - Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 812 nghìn người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh, phần đông là người làm nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, công tác khuyến nông được các cấp, các ngành ở Lạng Sơn quan tâm, giúp đỡ để đồng bào thoát nghèo.
TPO - Ngày 31/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2021 - 2025.
TPO - Là một tỉnh miền núi, dân tộc, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng các cấp bộ Hội phụ nữ ở Lạng Sơn đã chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành tổ chức thực hiện nhiều hoạt động có hiệu quả nhằm giúp chị em xóa đói, giảm nghèo bền vững.
TPO - Với mức hỗ trợ từ 50 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng tùy hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình, từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp bộ đoàn, hội toàn tỉnh Lạng Sơn đã hỗ trợ kinh phí xây dựng được 45 nhà ở mới cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
TPO - Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới công tác giảm nghèo, khơi dậy khát vọng xây dựng cuộc sống ấm no của người dân trong điều kiện mới.
TPO - Nhờ nghị lực và tinh thần dám nghĩ dám làm, Giàng A Giống (SN 1993, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) thu về hơn 300 triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cà chua. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn tích cực hướng dẫn bà con chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương.
TPO - Từ những mô hình như nuôi bò, trồng chuối, trồng ổi…, hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi) đang dần chuyển mình. Các dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng không chỉ trao “cần câu” mà còn gieo lại khát vọng làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.
TPO - Sau nhiều năm nỗ lực triển khai thực hiện, đến nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo ra thế hệ những “Doanh nông trẻ”, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa và nghiên cứu, sáng tạo để cho ra những sản phẩm mới độc đáo, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
TPO - Những năm qua, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm triển khai các dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Qua đó, người dân đã có thêm sinh kế để từng bước vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
TPO - Chỉ cần trồng 1 lần và không cần chăm sóc, cây tre mét có thể cho thu hoạch cả đời, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên phát triển kinh tế.
TPO - Từ 10 con lợn đen ban đầu được trao tặng, nhiều hộ gia đình đã nhân giống lên hàng chục con, mang lại lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lợn đang mở ra con đường phát triển kinh tế bền vững cho bà con xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An).
TP - Tại Đại hội toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, Đoàn vững mạnh, tiên phong, luôn chí công vô tư, lo trước thanh niên, vui sau thanh niên, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau…”. Đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội ở vùng sâu, vùng xa đã không nề hà, vất vả, xông xáo, nhiệt huyết sẵn sàng dấn thân với việc khó, việc mới, chung sức, đồng lòng với thanh niên địa phương góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
TP - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
TPO - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20, Thủ tướng trích dẫn đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch” và khẳng định, Việt Nam cam kết đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế chặt chẽ, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nỗ lực chung xây dựng một thế giới không còn đói nghèo lâu dài.
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, trong thời đại hiện nay, Việt Nam muốn vươn mình, thể hiện mình với thế giới, chỉ có cách là phát triển kinh tế mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi sự tiên phong của các doanh nghiệp, doanh nhân, tập trung phát triển thương hiệu hàng hóa Việt chất lượng cao, “thể hiện” với thế giới như nhiều quốc gia đã từng làm.
TPO - Sáng 10/12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Huyện Đoàn Mai Châu tổ chức chương trình “Chung tay đẩy lùi lạc hậu cùng nhau giảm nghèo bền vững” năm 2023.
TPO - Trong vòng 3 năm qua, toàn thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tổ chức 13 lớp đào tạo nghề cho hơn 400 người. Trong đó gần 300 phụ nữ được đào tạo các lớp nghề phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế.
TPO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Thạch An phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 46% năm 2022 xuống còn 34% năm 2023; trung bình giảm trên 5 - 6%/năm.
TPO - Với mục đích đưa thông tin, tuyên truyền một cách thiết thực, dễ gần, dễ hiểu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức chương trình truyền thông “Khuyến nông phiên chợ năm 2023” tại các xã, thị trấn trên địa bàn.
TPO - Trồng lúa không hiệu quả, người dân ở bản Pà Ca (xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An) đã chuyển sang trồng những rẫy lạc trên đỉnh núi cao, giúp người dân có thu hoạch tốt, từng bước xóa đói giảm nghèo.
TPO - Các mô hình, sản phẩm khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên đã khắc họa vai trò của thanh niên trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho chính bản thân và làm giàu cho xã hội.
TPO - Vượt qua những rào cản về định kiến giới, từ một xưởng sản xuất trang phục thổ cẩm nhỏ ở thôn Mào Sao Chải, xã Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai), cô gái người Mông Giàng Thị Chá đã đem những bộ trang phục của dân tộc mình xuất khẩu đến nhiều nước như Pháp, Mỹ, Lào, Nga, Thái Lan...
TPO - Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) tại Lạng Sơn đã được triển khai hiệu quả, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên rõ rệt. Nhờ vậy, cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở địa phương được cải thiện, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no.
TPO - Tại Lạng Sơn, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tích cực hướng dẫn các xã triển khai mô hình Khuyến nông cộng đồng trên địa bàn. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy hoạt động khuyến nông, góp phần giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.
TPO - Danh từ “hiệp sĩ” hay được bà con dân tộc thiểu số vùng sâu miêu tả về các cán bộ Đoàn bám bản, hỗ trợ người nghèo và đánh thức tiềm năng du lịch những vùng đất “ngủ quên”.
TPO - Khi đến mùa bo bo rừng chín, người dân lại mang theo các dụng cụ vào rừng hái quả về bán. Mỗi ngày một người có thể hái được 2-3 yến quả, cho thu nhập hàng trăm nghìn đồng.
TPO - Đồng hành cùng các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Ngân hàng Agribank chi nhánh Lạng Sơn đã có nhiều chương trình an sinh xã hội, giúp người dân các dân tộc ở địa phương ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững.
TPO - Những ngày tháng này, trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc, đồng bào các dân tộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang miệt mài học tập theo sự chỉ dẫn của các cán bộ chuyên môn, thầy cô giáo địa phương nhằm ổn định cuộc sống, mọi người an tâm giữ đất, giữ làng.