Vũ điệu Tung tung da dá phục vụ du khách

0:00 / 0:00
0:00
TP - Vũ điệu Dâng trời, hay còn gọi là Tung tung da dá của người dân tộc Cơ Tu vừa chính thức trình diễn phục vụ du khách tại khu du lịch trên địa bàn huyện Hòa Vang (TP Ðà Nẵng).
Vũ điệu Tung tung da dá phục vụ du khách ảnh 1
Ðiệu múa Tung tung da dá được bà con người Cơ Tu trình diễn phục vụ du khách. Ảnh: T.T

Đây là điệu múa tập thể dành cho cả nam và nữ, mang tính cộng đồng cao. “Tung tung” là điệu múa của đàn ông, mang ý nghĩa vươn cao, sôi động, mạnh mẽ, thể hiện khát vọng chinh phục, mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. “Da dá” là điệu múa của phụ nữ, có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang ý nghĩa tâm linh là nhớ ơn trời đất, trung thành, kính trên nhường dưới. Các động tác trong điệu múa “Tung tung da dá” mô phỏng cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của người Cơ Tu như hái lúa, bắt cá, săn bắt thú,…

Anh Nguyễn Hoàng Anh (42 tuổi, quê Hải Dương) cho hay rất ấn tượng khi được xem điệu múa của người dân tộc thiểu số, qua đó hiểu hơn về những đặc trưng văn hoá của đồng bào người Cơ Tu.

Tung tung da dá thường được biểu diễn trong các lễ hội lớn của người Cơ Tu như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội dựng làng, dựng nhà Gươl,… như một cách để kết nối với vũ trụ, tổ tiên, ông bà và các vị thần, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của người Cơ Tu đối với các bậc tiền hiền.

Vũ điệu Tung tung da dá phục vụ du khách ảnh 2
Du khách thích thú múa cùng đội múa. Ảnh: T.T

Từ tháng 6/2022, điệu múa Dâng Trời đã chính thức trình diễn trong Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài để phục vụ du khách. Đội múa gần 20 người, là bà con người Cơ Tu sống tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Họ mang đồ thổ cẩm cùng chiêng, trống, gươm… biểu diễn lúc 10-11h ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần. Du khách khi tới đây bắt gặp điệu múa đã rất thích thú, vây quanh đứng xem. Nhiều du khách đã không ngần ngại vào múa cùng, chụp ảnh chung với các vũ công. Anh Nguyễn Hoàng Anh (42 tuổi, quê Hải Dương) cho hay rất ấn tượng khi được xem điệu múa của người dân tộc thiểu số, qua đó hiểu hơn về những đặc trưng văn hoá của đồng bào người Cơ Tu.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.