Vịnh Hạ Long không riêng của Quảng Ninh

0:00 / 0:00
0:00
TP - Theo “Công ước Di sản thế giới”: Di sản được đánh giá dựa trên tầm quan trọng đối với lợi ích tập thể nhân loại. Tuy di sản thế giới vẫn là một phần của lãnh thổ quốc gia đó nhưng UNESCO xem xét nó trên mối quan tâm của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chúng trước những tác động xấu.

Bất khả xâm phạm

Để có được một vịnh Hạ Long hùng vĩ, độc đáo như ngày nay, thiên nhiên đã mất hàng trăm triệu năm để tạo tác nên hàng nghìn đảo đá xếp ngay ngắn giữa biển khơi. Mỗi cành cây, ngọn cỏ nơi đây đều mang những câu chuyện của riêng mình, kể lại quá trình kiến tạo vỏ địa cầu hình thành nên hành tinh xanh.

Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị ngoại hạng quốc tế, mang tính toàn cầu trong đó nổi bật là giá trị cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo được UNESCO hai lần tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới. Nơi đây không chỉ là niềm tự hào của riêng Quảng Ninh mà của toàn thể người dân Việt Nam và di sản được cả nhân loại bảo vệ.

Vịnh Hạ Long không riêng của Quảng Ninh ảnh 1

Việc lấn vịnh làm thay đổi cảnh quan vịnh Hạ Long.

Theo đánh giá của Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam), vịnh Hạ Long là nơi có tính đa dạng cao về sinh học. Bước đầu thống kê đã xác định được gần 2.000 loài động vật, 1.000 loài thực vật sống trên các đảo. Trong đó đã phát hiện nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm.

Ngoài ra, nơi đây còn lưu trữ rất nhiều nguồn gen thực vật có các giá trị sử dụng khác nhau, như gỗ, dược liệu, thực phẩm, cảnh quan... có thể nghiên cứu và phát triển để đưa vào sản xuất...

Mặc dù có tính đa dạng sinh học cao và các giá trị quan trọng như vậy, nhất là đối với môi trường sống, nhưng thời gian qua, việc quan tâm, đầu tư, bảo vệ môi trường của vịnh Hạ Long đang gặp phải nhiều vấn đề đáng lo ngại. Vùng đệm của di sản ngày càng bị thu hẹp, môi trường nước bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa. Hàng nghìn nhà hàng, khách sạn, khu đô thị ven bờ đang từng ngày uy hiếp đến môi trường vịnh Hạ Long.

Trong “Công ước Di sản thế giới” đã nêu rõ, đối với vùng lõi của di sản phải được bảo vệ nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm và không được tác động tiêu cực đến hệ sinh thái tự nhiên. Ngay cả vùng đệm của di sản cũng được hạn chế phát thải. Đối với những khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường di sản cũng cần được bảo vệ.

Quảng Ninh đã làm gì?

Nhiều nước trên thế giới đã phải trả giá cho việc đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế trước mắt. Đặt mục tiêu tăng trưởng trước sau đó mới sửa chữa là quá muộn. Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi về mọi mặt, từ nguồn than có trữ lượng lớn đến các tài nguyên như sét, cát, đá... đều được phân bổ tại một số địa phương trong toàn tỉnh.

Tính đến nay, rất nhiều mỏ khai thác than đã đóng cửa khai thác than lộ thiên hoặc trong lộ trình đóng cửa khai thác lộ thiên để đi sâu xuống lòng đất. Sản lượng khai thác giảm nhưng chi phí đầu tư khai thác cao khi đi sâu xuống hầm lò khiến lợi nhuận từ than đem lại chỉ tương đối. Quảng Ninh đã nhanh chóng chuyển đổi mũi nhọn kinh tế từ “nâu sang xanh” được cho là một bước đi hợp lý, kịp thời.

Chuyển đổi mũi nhọn kinh tế khi Quảng Ninh còn được thiên nhiên ban tặng một vịnh Hạ Long được cả thế giới ngưỡng mộ. Nhưng từ khi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu vào 1994, vịnh Hạ Long phải “oằn” mình “gánh” những mục tiêu kinh tế của Quảng Ninh.

Có những năm, nguồn thu từ vịnh Hạ Long lên đến hàng nghìn tỷ đồng (riêng tiền bán vé tham quan đã hơn 1.000 tỷ đồng) nhưng đổi lại môi trường vịnh ngày càng ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, du lịch quá tải, vận tải biển và những tác động thô bạo của con người như cố tình bê tông hóa vùng lõi vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long không riêng của Quảng Ninh ảnh 2
Dự án Khu đô thị 10B nhồi nhét hàng trăm căn liền kề, biệt thự được Quảng Ninh phê duyệt “ngồi chồm” ra mặt vịnh Hạ Long. Ảnh: Hoàng Dương

Mới đây nhất, Khu đô thị 10B được lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (văn bản số 3787/QĐ-UBND ngày 29/10/2021) chồng lấn lên gần 4ha vùng đệm của di sản khiến dư luận “dậy sóng”.

Khu đô thị 10B được lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (văn bản số 3787/QĐ-UBND ngày 29/10/2021) chồng lấn lên gần 4ha vùng đệm của Di sản vịnh Hạ Long.

Nhiều người cho rằng, Quảng Ninh đã đánh đổi thiên nhiên lấy lợi ích kinh tế. Dự án Khu đô thị 10B nộp ngân sách nhà nước sau khi trúng đấu giá hơn 1.200 tỷ đồng là quá “bèo bọt” cho hơn 30ha đất mặt vịnh. Nhiều người cũng không hiểu tại sao một dự án nhồi nhét hàng trăm căn liền kề, biệt thự lại được Quảng Ninh phê duyệt “ngồi chồm” ra mặt vịnh Hạ Long?

“Hiện tại thành phố Hạ Long được sáp nhập với huyện Hoành Bồ trở thành một dư địa phát triển về phía Tây cực lớn. Nhưng dự án Khu dân cư 10B vẫn được phê duyệt lấn ra vịnh di sản là coi thường thiên nhiên, coi thường di sản. Di sản không phải của riêng Quảng Ninh mà là của nhân loại. Đã chấp nhận cuộc chơi di sản thì phải theo luật chơi của thế giới”, cụ Phạm Ngọc Thực, người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Quảng Ninh nói.

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện các thủ tục để thực hiện dự án, Quảng Ninh đã không tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước; không thực hiện các yêu cầu của Bộ VHTT&DL mà tự ý giao Sở TN&MT đánh giá tác động môi trường của dự án khi có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến di sản vịnh Hạ Long.

Hơn nữa, trong văn bản số 507/BVHTTDL-KHTC ngày 20/2/2023 của Bộ VHTT&DL không hề có 1 chữ nào thể hiện sự “đồng ý” cho dự án Khu đô thị 10B được thực hiện.

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.