Về Quảng Ninh xem các cô gái dân tộc Sán Chỉ mặc váy, vấn khăn đá bóng
TPO - Ra sân không mang quần đùi áo số, chị em phụ nữ dân tộc Sán Chỉ ở Quảng Ninh với những bộ trang phục truyền thống, đi giày bệt, mặc váy, đầu quấn khăn, tạo nên những trận bóng độc đáo có một không hai.
Các nữ cầu thủ ra sân với bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Những tình huống đi bóng đầy quyết tâm và nhưng pha đeo bám quyết liệt của cầu thủ 2 đội khiến trận đấu sôi nổi, cuốn hút khán giả.
Những đôi chân ngày thường đi rừng, leo đèo, lội suối giờ tung hoành trên sân bóng.
Bóng đá đang dần trở thanh môn thể thao được yêu thích của người dân Sán Chỉ ở Quảng Ninh.
Một pha dứt điểm cận thành uy lực.
Hai đội được phân biệt bởi trang phục có 2 màu đậm nhạt.
Trong trang phục dân tộc và sự nhiệt tình theo đuổi trái bóng, các cô gái Sán Chỉ đã để lại ấn tượng sâu sắc.
Mặc kết quả thắng thua, trận đấu vẫn luôn tràn ngập những tiếng cười vui vẻ.
Đầu quấn khăn cùng với trang phục truyền thống, các cô gái Sán Chỉ đang tạo nên những trận bóng độc đáo.
Mỗi mùa lễ hội, môn bóng đá nữ được đưa vào thi đấu giữa các thôn bản ở Bình Liêu, Quảng Ninh.
Các cô gái Sán Chỉ mặc váy đá bóng, hình ảnh thú vị chỉ có ở Bình Liêu, Quảng Ninh.
Các trận đấu luôn có sự cổ vũ nhiệt tình của cánh đàn ông. Các ông chồng trông con để vợ yên tâm thi đấu, anh em tới theo dõi chị em, động viên trong tiếng reo hò khích lệ.
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
TPO - Dân tộc Hà Nhì lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Hà Nhì thể hiện trình độ nghệ thuật, kỹ thuật điêu luyện, phản ánh sâu sắc nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ.
TPO - Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.
TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
TPO - Sau hơn 1 tháng học tập, lớp truyền dạy các điệu múa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, do Phòng VH-TT huyện Nam Đông (tỉnh TT-Huế) phối hợp với xã Thượng Lộ tổ chức, đã bế giảng và trao chứng nhận hoàn thành khóa học.
TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.