Tục lệ lạ của người M’Nông

0:00 / 0:00
0:00
Già làng bôi huyết lên các vật dụng
Già làng bôi huyết lên các vật dụng
TP - Trong sự tĩnh lặng, thầy cúng lấy huyết (máu) con vật hiến tế bôi vào các vật dụng lao động và cổ các thành viên trong buôn, hòa máu với rượu chuyền tay nhau nhấp môi.

Trong những lần về buôn làng người M’Nông ở huyện Lắk, Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) tôi có vài lần được chứng kiến người dân nơi đây làm lễ bôi máu vào lúa, vật dụng sinh hoạt để khép lại một năm mùa vụ.

Trong không gian linh thiêng, tại lễ cúng của người M’Nông Gar (xã Đắk Phơi, huyện Lắk), lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Giọng thầy cúng rầm rì trước cây nêu. Sau đó thầy cắt tiết gà, lấy huyết pha với bột gạo bôi lên tất cả các vật dụng trong gia đình như: dao, rựa, cuốc, cửa nhà, cầu thang… Đồng thời, thầy bôi lên cổ của các thành viên để cầu xin thần linh giữ sức khỏe cho mọi người, gia đình được ấm êm, tránh rủi ro. Tiếp đến, thầy cúng lấy một ít huyết hòa vào rượu rồi chuyền tay mọi người nhấp môi.

Tục lệ lạ của người M’Nông ảnh 1

Rượu được trộn với huyết con vật hiến tế

Cách đây mấy năm, ở một buôn làng của huyện Buôn Đôn có vụ loạn luân. Người M’Nông làm lễ bôi máu, giẫm máu để tẩy sự ô uế cho gia đình, buôn làng. Bởi theo quan niệm của họ nếu không bôi máu để tẩy sự ô uế đó sẽ khiến các thần linh nổi giận, quở phạt bằng việc gây ra dịch bệnh, chết chóc cho người và gia súc.

Theo già Y Vé Nhơm (xã Đắk Liêng, huyện Lắk) trước đây, đồng bào còn có nghi lễ bôi máu vào chân khách đến chơi nhà hay thăm buôn làng để xua đuổi tà ma, mọi người hòa thuận và không bị bệnh tật. Các lễ vật là ché rượu nhỏ và một con gà. Chủ lễ dùng lưỡi dao rạch mỏ con vật rồi lần lượt bôi máu gà từ người lớn tuổi đến nhỏ tuổi.

Nói về lễ hiến sinh gắn với tục bôi máu của người M’Nông, các già làng cho biết vẫn còn rất nhiều. Không chỉ bôi máu cho người mà còn tục bôi máu cho voi trong nghi lễ cúng sức khỏe cho loài vật này. Đối với người M’Nông, voi là bạn thân thiết của con người. Hằng năm, họ sẽ tổ chức cúng sức khỏe cho voi và chủ voi. Theo sự điều khiển của các nài voi, những chú voi quỳ gối, thầy cúng vận sắc phục truyền thống dùng máu con vật hiến sinh bôi lên chóp đầu voi. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, và là một sinh hoạt văn hóa mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với đồng bào Tây Nguyên.

Theo già làng Y Krai Cil (xã Đắk Phơi, huyện Lắk), các dân tộc bản địa Tây Nguyên đều có tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong các lễ cúng, huyết các con vật hiến tế là không thể thiếu. Dân tộc M’Nông có nhiều luật tục và nghi lễ cổ truyền. Tục bôi máu lên đồ vật đến nay vẫn được người M’Nông duy trì nhưng không nặng nề như xưa.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.