Trồng rau sạch trên… smartphone

0:00 / 0:00
0:00
Đang làm kĩ sư IT ở TPHCM, anh Nguyễn Tấn Phương bỏ lại tất cả để về quê khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Ảnh: Giang Thanh
Đang làm kĩ sư IT ở TPHCM, anh Nguyễn Tấn Phương bỏ lại tất cả để về quê khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Ảnh: Giang Thanh
TP - Chỉ sau vài thao tác trên ứng dụng trồng rau hộ Afarm, những luống rau sạch đã được gieo trồng và sẽ “ship” đến tận nơi cho khách hàng khi đủ tuổi thu hoạch.

Kỹ sư IT làm nông nghiệp

Mỗi sáng cuối tuần, anh Nguyễn Tấn Phương (SN 1984, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) lại di chuyển quãng đường hơn 30km để đến nông trại Afarm (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang). Nhiều năm nay, đây là cung đường quen thuộc của ông chủ trẻ. Vốn là dân công nghệ thông tin, đang có sự nghiệp ổn định ở TPHCM, đầu năm 2017, Phương quyết định về quê trồng rau sạch trước sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân.

Trồng rau sạch trên… smartphone ảnh 1

Thông qua ứng dụng Afarm, khách hàng cũng dễ dàng theo dõi quá trình sinh trưởng của các loại rau. Ảnh: Giang Thanh

Ở TPHCM, Phương thường xuyên viết phần mềm quản lý các trang trại nông nghiệp công nghệ cao. Nhen nhóm ý tưởng khởi nghiệp, anh xin về làm việc tại các nông trại, tìm hiểu về quy trình vận hành, kỹ thuật trồng thủy canh các loại rau, củ… Từ nền tảng đó, Phương tạo nên phiên bản đầu tiên của ứng dụng điện thoại “Afram - Farm on Smartphone”.

Để hoàn thiện ứng dụng, Phương “mượn” 100m2 nhà màng của một người quen ở huyện Củ Chi (TPHCM) để trồng trọt các loại rau, quan sát quá trình, kỹ thuật để rau sinh trưởng tốt. Dựa vào những kiến thức thực tiễn đó, anh “số hóa” toàn bộ thông tin của các loại rau, củ dự định trồng.

Về Đà Nẵng, Phương đem toàn bộ vốn liếng tích cóp sau mười mấy năm bươn chải ở Sài thành đổ hết vào nông trại: mua đất, xây dựng, lắp đặt nhà màng, phát triển hệ thống thủy canh… Với sự hỗ trợ của UBND huyện Hòa Vang, giữa năm 2018, nông trại Afarm với diện tích 3ha chính thức đi vào hoạt động.

Nông trại có 5 nhân công là người địa phương cùng 2 kỹ sư nông nghiệp trực tiếp phụ trách quá trình trồng trọt. Các loại hạt giống đều được nhập khẩu từ những nước có nền nông nghiệp phát triển như: Israel, Nhật Bản, Mỹ… có thể truy xuất nguồn gốc qua QR Code.

Hạt giống sẽ được ươm mầm trên xốp chuyên dụng hoặc xơ dừa. Khi cây con phát triển, các giá thể xốp hoặc xơ dừa sẽ được đặt vào rọ nhựa rồi “trồng” trong các ống thủy canh. Nước dinh dưỡng được lưu chuyển liên tục trong hệ thống ống để “nuôi” các loại rau, củ, quả.

Trồng “ảo”, ăn rau thật

Thông qua ứng dụng Afarm, khách hàng có thể lựa chọn các gói rau (gồm 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…) tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình. Mỗi gói sẽ có menu các loại rau cùng thông tin, đặc tính, thời gian thu hoạch…

Sau khi khách hàng chọn trồng các loại rau, ứng dụng sẽ thông báo đến nông trại, nhân công ở nông trại sẽ tiến hành gieo trồng và chăm sóc các loại rau khách hàng đã đặt.

“Trên ứng dụng, hằng ngày, khách hàng có thể vào tưới nước, theo dõi quá trình sinh trưởng, thời gian thu hoạch của rau, củ... Giao diện ứng dụng được thiết kế vui nhộn, thao tác đơn giản như đang chơi game”, Phương nói.

Trong 39 ngày đầu tiên, khách hàng sẽ nhận được rau tặng từ nông trại theo tuần. Đến ngày thứ 39, khách hàng bắt đầu nhận được các loại rau do mình trồng trọt, rau sẽ được giao liên tục mỗi 5 - 7 ngày, cân nặng tùy theo từng gói.

Đến nay, Afarm đang có gần 200 khách hàng thường xuyên, lâu năm ở Đà Nẵng. Afarm cũng mở thêm chi nhánh và xây dựng trang trại ở TPHCM vào đầu tháng 6/2021. Ngoài các gói rau, Afarm cũng cung cấp rau sạch thủy canh cho khách mua lẻ thông qua các kênh online.

Phương đang hoàn thiện hồ sơ để đăng kí sản phẩm OCOP 4 sao (cấp thành phố) cho khoảng 40 loại rau, củ, quả thủy canh tại nông trại Afarm. “Qua đó, các sản phẩm của Afarm có thể khẳng định thêm chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường”, Phương nói.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.