Triển lãm trực tuyến hút người xem

0:00 / 0:00
0:00
“Trung thu sum vầy” được tạo hình như phim hoạt hình
“Trung thu sum vầy” được tạo hình như phim hoạt hình
TP - Từ chỗ khán giả bị ép phải tham gia các triển lãm trực tuyến (vì chẳng còn lựa chọn nào khác trong thời giãn cách), dần dần, sự dè dặt với loại hình trưng bày công nghệ cao này bớt đi. Lý do là bởi mỗi ngày những người tổ chức triển lãm lại nghĩ ra rất nhiều nội dung hấp dẫn để lôi kéo khán giả.

Việc maketing ngược để thu hút sự tò mò của khán giả vốn không phải là một chiêu mới, nên khi nhóm họa sĩ Ấm Chè và đội ngũ Việt Sử Kiêu Hùng giới thiệu về triển lãm “0 thiết yếu” (về đề tài lịch sử, văn hóa Việt Nam), số lượng người quan tâm cũng không nhiều.

Có chăng là ở mấy cái tên tác giả tham gia triển lãm vốn đã có tiếng trước đó: họa sĩ Thành Phong, Đỗ Thái Thanh, Phước Thiện, Hoàng Nam Việt, Nguyễn Hoàng Dương, Kaovjets, Rainn, Puck…

Triển lãm trực tuyến hút người xem ảnh 1

Các “đại diện khán giả” tham gia triển lãm trực tuyến “0 thiết yếu”

Lượng người quan tâm đến “0 thiết yếu” chỉ thực sự tăng lên khi một số “chuột bạch” về truyền miệng: xem đi, như game nhập vai, vui phết! Hóa ra ở “0 thiết yếu”, người xem ngoài việc tham quan online, còn có thể tương tác với nhau trên nền tảng công nghệ thực tế ảo (VR - gần như chưa có tiền lệ tại Việt Nam). Theo đó, người tham gia sẽ được tạo hình một nhân vật 3D đại diện cho mình thông qua nền tảng Seensio. Các bước khá đơn giản: chỉ cần chụp ảnh chân dung, hệ thống căn cứ vào ảnh sẽ tạo ra một nhân vật 3D giống người thực từ dung mạo cho đến trang phục... Cuối cùng, “thế thân” này sẽ bước vào không gian triển lãm dưới định dạng 3D, giúp chính chủ có cảm giác như đang có mặt trực tiếp tại buổi triển lãm.

Ngoài việc di chuyển tự do và tận mắt chiêm ngưỡng tranh, các khán giả ảo còn có thể trò chuyện, giao lưu với bất kỳ ai trong không gian 3D. Một trò “vui phết” của triển lãm này là người xem có thể mời người thân, bạn bè cùng tham gia, và việc căn cứ vào dung mạo, trang phục để nhận ra nhau trong hình dạng những “nhân vật hoạt hình” khiến những người trẻ tuổi cảm thấy hết sức thú vị.

Theo ban tổ chức, triển lãm “0 thiết yếu” sẽ đồng thời mở bán các bộ tranh dưới dạng postcard và huy động toàn bộ doanh thu góp cho các quỹ phòng chống dịch COVID-19.

Triển lãm “0 thiết yếu” bắt đầu từ 30/9 và sẽ kéo dài đến 21/10. Người dùng chỉ cần tải ứng dụng Seensio (iOS, Android, Microsoft Store), tạo nhân vật, và sau đó tham gia sự kiện.

Để thu hút khán giả đến với triển lãm trực tuyến, các đơn vị tổ chức đã cố gắng tích hợp nhiều chức năng (nghe, xem, tương tác...) để người tham gia bớt đi cảm giác “xem ti vi” khi tham gia những chương trình này.

Trước đó, triển lãm trực tuyến “Trung thu sum vầy” do Hoàng thành Thăng Long tổ chức cũng đã tạo ra được một cuộc vui không chỉ dành riêng cho thiếu nhi. Điều đặc biệt tại triển lãm nằm ở mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 được phỏng dựng dựa trên các tư liệu tranh vẽ, bút ký của Henri Oger, Nguyễn Tuân, Phan Kế Bính, Vũ Bằng... Trong đó, ông tiến sĩ giấy được đặt ở vị trí trang trọng nhất thể hiện mong ước con cháu mình học giỏi, thành đạt.

Một vài thói quen đón Trung thu của người thời trước nay đã trở nên khá lạ lẫm như: cả gia đình quây quần bên mâm cỗ, trẻ con tổ chức rước đèn, thi đèn, múa sư tử, chơi trò chơi dân gian; người lớn thưởng trăng, ăn bánh, uống trà hoặc uống rượu sen Hồ Tây với ốc luộc tẩm lá gừng; một số nơi còn đi nghe hát trống quân... cũng được phục dựng.

Trong các nội dung trưng bày trực tuyến, người xem còn được Nhà sử học Lê Văn Lan kể nhiều chuyện cũ tích xưa qua các video clip nói chuyện về Trung thu sum vầy trong bối cảnh dịch COVID-19; tục bày cỗ của người Hà Nội với các tích truyện đặc sắc như ông Lã Vọng câu cá, Tiến sĩ vinh quy, người con hiếu thảo, tục rước đèn; tục thưởng trăng của người Hà Nội…; cùng tìm hiểu về nghệ thuật làm thiên nga bằng bông, món đồ chơi Trung thu đặc sắc của người Hà Nội với nghệ nhân Quách Thị Bắc.

Hoặc mới đây nữa, Bảo tàng Lịch sử đã rất thành công trong những buổi triển lãm trực tuyến theo chuyên đề “Bảo vật quốc gia”. Thông qua ứng dụng tương tác ảo 3D, du khách không chỉ được “mục sở thị” bằng hình ảnh 3D mà còn được giới thiệu kỹ lưỡng thông qua video thuyết minh tự động từng hiện vật. Điều này, xét kỹ lại có ưu điểm hơn hẳn so với việc tham quan trực tiếp. Bởi đi bảo tàng, nếu không theo đoàn và không có thuyết minh viên đi kèm thì người xem chỉ có thể tiếp cận hiện vật qua vài dòng thông tin ngắn ngủi đặt bên cạnh. Nhưng ở triển lãm trực tuyến, chỉ cần một click chuột là có thể thấy hết các thông tin bằng hình ảnh chụp thường, hình ảnh tương tác 3D, video, thuyết minh đi kèm với các tài liệu nghiên cứu lịch sử có độ chính xác cao và cụ thể hơn nhiều so với thuyết minh của hướng dẫn viên.

Được biết, chuyên đề “Bảo vật quốc gia” lần này giới thiệu 20 bảo vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong số hơn 20.000 tài liệu lịch sử được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.