Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lễ hội Khai hạ - Cầu an là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TPHCM để cầu mong cho mưa thuận gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi, làm ăn hanh thông...

Sáng 25/8, UBND quận Bình Thạnh (TPHCM) tổ chức lễ đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an tại Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 1

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Ngô Tùng

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam - cội nguồn sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển văn hóa.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 2

Ban nghi lễ rước bằng chứng nhận vào chánh điện nơi thờ Đức Tả quân.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 3

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng và nhà sử học Nguyễn Đình Tư dâng hương tưởng nhớ Đức Thượng công Lê Văn Duyệt.

Bà Lâm Thị Hoàng Oanh – Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt bày tỏ niềm hân hoan khi hôm nay di tích đón nhận niềm vinh dự đại diện cho người dân quận Bình Thạnh nói riêng, thành phố và cả khu vực phía Nam nói chung, đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an.

Trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Khai hạ - Cầu an ảnh 4

Lễ hội Khai hạ - Cầu an là điểm nhấn sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ và TPHCM để cầu mong cho mưa thuận gió hòa và kỳ vọng một năm mới công việc thuận lợi, làm ăn hanh thông; thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong lao động, sinh hoạt và bảo vệ đất nước. Trong lễ Khai hạ - Cầu an thường kèm theo những chầu hát bội sống động, tinh tế, sâu sắc. Điều này được lý giải là bởi tuồng hát không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn lồng ghép mục đích giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân về ý thức đạo lý làm người, đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt.

Lễ hội là một di sản văn hóa quan trọng của vùng đất Gia Định – Sài Gòn xưa và TPHCM ngày nay.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...