TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo chuyên gia văn hóa dân gian Mai Mỹ Duyên, một ngôi đình, chùa, miễu nếu có hư hỏng thì chúng ta bỏ tiền ra sửa chữa, trùng tu, nhưng một nghệ nhân, nghệ sĩ khi qua đời thì không có cách gì giữ lại được trí tuệ, kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. 

Ngày 9/10, Hội đồng nhân dân TPHCM phối hợp Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời số tháng 10 với chủ đề “Phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch tại TPHCM”.

Bảo tồn tài năng, trí tuệ của nghệ sĩ

Phát biểu tại chương trình, TS. Mai Mỹ Duyên – nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nam Bộ nhìn nhận, TPHCM là nơi dung chứa, hội tụ rất nhiều dòng văn hóa của các tộc người trên đất nước ta và cả một số quốc gia trên thế giới. Do đó, vấn đề quan trọng là ứng xử như thế nào với những di sản văn hóa mà các tộc người đã đến và gieo trồng trên mảnh đất này gắn với những di sản văn hóa phi vật thể đa dạng của nhân loại như: đờn ca tài tử, ca trù, cải lương, hát bội, quan họ...

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 1

TS. Mai Mỹ Duyên tại chương trình (Ảnh chụp màn hình).

"Một ngôi đình, chùa, miễu nếu có hư hỏng thì chúng ta bỏ tiền ra sửa chữa, trùng tu, nhưng một nghệ nhân, nghệ sĩ một khi qua đời thì không có cách gì giữ lại được trí tuệ, kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đã được tích lũy. Mấy năm qua, thành phố tiễn đưa rất nhiều cây đại thụ của âm nhạc, đờn ca tài tử và cải lương. Vì vậy phải “giữ” lúc họ còn sống”, TS. Mai Mỹ Duyên chia sẻ và cho rằng thành phố nên sớm có chính sách tôn vinh và đãi ngộ đối với nghệ sĩ.

Chuyên gia văn hóa này cũng cho biết hiện có những quan điểm khác nhau trong hoạt động tổ chức quản lý, chỉ đạo về văn hóa phi vật thể. Hai vấn đề đặt ra là nên bảo tồn nguyên gốc hay là cho phát triển. Lấy ví dụ các buổi diễn của À Ố Show (do Lune Production thực hiện), TS. Duyên cho biết loại hình biểu diễn này phát triển dựa trên cơ sở của truyền thống.

“TPHCM với nét đặc trưng là luôn tiếp nhận cái mới thì chúng ta sẽ phục vụ du khách và người dân trong nước những giá trị có tính chất bảo tồn gần như gốc và cho phép phát triển. Điều đó cho phép công chúng và du khách được rộng đường chọn lựa. Chúng ta cần có món ăn tinh thần ở cả hai khía cạnh như vậy thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch và phục vụ đời sống tinh thần của người dân”, TS. Mai Mỹ Duyên nhận định.

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 2

Quang cảnh chương trình.

TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử TPHCM bày tỏ sự trăn trở khi các giá trị văn hóa lịch sử, di tích bị tổn thương, xâm hại trong quá trình đô thị hóa.

Nhắc đến di tích Lò gốm Hưng Lợi (ở quận 8), TS Hậu bày tỏ sự tiếc nuối, xót xa trước hiện thực di tích này bị xâm hại. “Thành phố cần có biện pháp quyết liệt trong tháo gỡ trách nhiệm, quản lý di tích cũng như đề xuất cơ chế quản lý, bảo vệ những di tích đang và có thể sẽ bị xâm hại trong quá trình đô thị hóa”, bà Hậu nêu ý kiến.

Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của TPHCM

Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết TPHCM có nhiều di tích lịch sử tiêu biểu như: Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi, Nhà thờ Đức Bà, Chiến khu Rừng Sác, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Những điểm đến này đã được khai thác và đưa vào các chương trình tham quan du lịch trên địa bàn thành phố.

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 3

Dinh Độc Lập là một trong những điểm đến thu hút cả người dân trong nước lẫn du khách quốc tế. Ảnh: Ngô Tùng

Theo bà Hiếu, trong chiến lược phát triển du lịch, thành phố xác định sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử là một trong những sản phẩm chính và sở sẽ tham mưu để triển khai trong từng giai đoạn cụ thể.

Đối với các sản phẩm du lịch mà các quận huyện, TP. Thủ Đức đã giới thiệu trong thời gian qua, Sở Du lịch sẽ chủ trì cùng các chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp và các địa phương trên địa bàn thành phố xâu chuỗi, đánh giá và kết nối các điểm tham quan của các quận, huyện trở thành các sản phẩm đặc trưng của TPHCM theo các hướng: sản phẩm theo vùng địa lý liên kết, các sản phẩm theo chủ đề, các sản phẩm du lịch MICE...

“TPHCM có hệ thống di sản, di tích rất phong phú. Đây là cơ sở để Sở Du lịch xây dựng các loại hình, chương trình tour hấp dẫn; đồng thời loại hình sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử luôn là sản phẩm được sự yêu thích, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước”, bà Hiếu nói.

TPHCM: Phát huy giá trị của di tích lịch sử – văn hóa trong phát triển du lịch ảnh 4

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu trao đổi tại chương trình.

Để đẩy mạnh và tiếp tục phát triển các giá trị di tích, di sản văn hóa trong quá trình triển khai các tua tuyến du lịch, lãnh đạo Sở Du lịch cho biết sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống tài nguyên du lịch, thông tin cơ bản về du lịch TPHCM để giới thiệu đến công chúng.

Trao đổi thêm, bà Mai Thị Hồng Hoa – Phó Chủ tịch UBND quận 1 cho biết trên địa bàn quận có nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời. Đây là lợi thế để kết nối thành các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến trải nghiệm, tìm hiểu về di sản văn hóa của địa phương vốn gắn liền với quá trình phát triển của TPHCM nói chung và quận 1 nói riêng.

Theo bà Hồng Hoa, công tác triển khai các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn quận trong thời gian qua đã tạo được sự quan tâm và yêu mến của du khách đối với các giá trị văn hóa và lịch sử, khơi gợi được niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân trong quá trình lịch sử và phát triển của thành phố.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

TPO - "Cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống. Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hoá của nhân dân. Kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.