Tìm thấy nữ sinh lớp 11 mất tích ở Hà Nội khi đi học thêm

Thông tin chia sẻ về sự việc.
Thông tin chia sẻ về sự việc.
TPO - Ngày 15/11, gia đình nữ sinh lớp 11 mất tích khi đi học thêm cho biết, ngày 14/11 họ đã tìm thấy con gái.

Theo ông Lê Văn H. (bố nữ sinh Lê Thị M.), sau khi M. mất tích trên đường đi học thêm về ngày 12/11  gia đình đã đi tìm kiếm và không liên lạc được với nữ sinh này. Tuy nhiên, vài ngày sau cháu M. đã gọi điện liên lạc với gia đình và cho biết mình đang ở nhà bạn.

“Cháu gọi điện và thông báo đang ở nhà người bạn ở Vĩnh Phúc, ngày 14/11 gia đình đã đưa cháu về. Sức khỏe cháu vẫn bình thường và không xảy ra chuyện gì”– ông H. chia sẻ.

Trước đó, theo thông tin từ gia đình ông H., khoảng 20h ngày 12/11, Lê Thị M. hiện đang là học sinh lớp 11, ở huyện Thanh Oai, Hà Nội trên đường đi học về từ dốc Mọc đến chùa Linh Tự, thôn Tự Nguyên (xã Cao Dương, huyện Thanh Oai) thì mất tích.

Hằng ngày, sau khi học thêm ở nhà cô giáo M. sẽ về nhà vào khoảng 20h. Nếu sau 5-10 phút không thấy cháu về gia đình sẽ gọi điện hỏi hoặc cháu học thêm tiết cũng gọi điện về để bố mẹ yên tâm.

"Hôm qua gọi điện cho cháu không được nên mẹ đã chạy xuống nhà cô giáo thì thấy các bạn về hết rồi. Khi quay lại thì thấy xe đạp của cháu cùng áo chống nắng nằm ngay vệ đường nên hốt hoảng đi báo cho mọi người và công an", ông H. cho biết.

Cũng theo ông H., quãng đường từ nơi học thêm về nhà khoảng 1km. Hằng ngày M. sẽ đến nhà bạn trên đường đi học gửi xe sau đó cùng tới chỗ học thêm.

MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.