Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm

TPO - Hàng nghìn du khách khắp nơi đổ về đền Chợ Củi ở Hà Tĩnh cầu bình an, tài lộc đầu năm. Ngoài mâm lễ đồ sộ gồm hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ nhét kín các bàn thờ còn có hàng chục con ngựa giấy trưng bày bủa vây sân đền.
Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 1

Những ngày đầu năm, nhiều người đến đền Củi (còn gọi là đền ông Hoàng Mười ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) để cầu bình an, tài lộc.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 2

Lượng người đổ về đông khiến lối vào đền chật kín. Ban quản lý khu di tích đền đã bố trí các bãi đỗ xe song không đủ đáp ứng khiến du khách phải dựng ở các bãi xe của nhà dân dọc quốc lộ 1A.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 3

Du khách đến đền hành hương, cầu tài lộc đầu năm thường tự chuẩn bị các mâm lễ đồ sộ bánh kẹo, hoa quả, tiền vàng.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 4

Họ cũng có thể mua các mâm lễ dọc đường vào đền với giá từ 200.000-500.000 đồng. Ngoài ra có các mâm lễ khách đặt lên đến vài triệu đồng. Trên mỗi mâm lễ ở khu Đền Củi, ngoài vàng mã, bánh kẹo, hoa quả còn có nhiều xấp tiền lẻ mệnh giá 1.000-5.000 đồng theo nhu cầu người đặt. Một số trường hợp còn dùng tiền mệnh giá 50.000-100.000 đồng đặt trên mâm lễ.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 5

Tại khu vực sân đền, hàng chục con ngựa giấy được trưng bày khiến lối đi bị hạn chế. Anh Hoàng Anh (trú tại Thái Bình) cho biết năm nào cũng vào Đền Củi để cầu tài lộc, bình an. "Đến đền này thường sẽ đốt ngựa, thuyền bằng giấy vì quan Hoàng Mười là một vị tướng, nên cần ngựa để xông pha trận mạc, còn khi đánh giặc trên sông thì cần phải có thuyền rồng", anh chia sẻ.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 6

Người hành hương phải di chuyển đến các vị trí ban thờ khác để hành hương thay vì có mặt ở sảnh chính đền.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 7

Đền Chợ Củi có gần 20 bàn thờ, như cung thờ Thánh mẫu, bàn thờ Ngũ Vị Tôn Ông, bàn thờ quan Hoàng Mười, bàn thờ cô Chín, bàn thờ Chầu Mười...

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 8

Tại các khu vực cung thờ thường có đội ngũ khấn thuê, hầu đồng và viết sớ khấn. Nhiều người đến phải rất vất vả để chen chân làm lễ.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 9

Trên mỗi mâm cỗ ở khu đền này, ngoài vàng mã, bánh kẹo thì thứ không thể thiếu là tiền lẻ.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 10

Dọc các khe cửa ở khu vực đền thờ, nhiều người hành hương còn nhét tiền lẻ với đủ mệnh giá 1.000-10.000 đồng.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 11

Phía ngoài sân chầu có đội ngũ hầu đồng, khấn thuê và tập trung đông đảo người tham gia.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 12

Mâm lễ cô hầu đồng ngoài vàng mã, hương còn có từng xấp tiền lẻ được người chiêm bái đặt vào.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 13

Sau khi hành lễ, một phần số tiền lẻ trên mâm cúng được phân phát cho những người tham gia với mong muốn nhận được may mắn, gặt hái tài lộc.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 14

Dọc lối vào đền vẫn xuất hiện tình trạng một số người xin tiền du khách, gây phản cảm. Ông Trịnh Công Minh - Phó Ban Quản lý Khu di tích Đền Củi cho biết, mỗi ngày có 800-.1.000 lượt khách đến đền hành hương, dâng lễ. Dù thời tiết nắng ấm, số lượng khách giảm hơn các năm trước. Còn tình trạng ăn xin, nhét tiền lẻ hay sử dụng trên mâm cũng vẫn diễn ra nhưng đã giảm đáng kể. Ban quản lý thường xuyên phát loa tuyên truyền cho người dân song tình trạng này vẫn tiếp diễn", ông Minh nói.

Tiền lẻ kín mâm lễ, ngựa giấy bủa vây Đền Củi ngày đầu năm ảnh 15

Thuyền rồng và ngựa giấy vẫn tấp nập dọc quốc lộ 1A vào khu vực Đền Củi để phục vụ du khách.

Tin liên quan