Thu thập 1.000 món ăn, 'vẽ' bản đồ ẩm thực Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đề án đặt mục tiêu thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập dữ liệu ẩm thực Việt Nam, tiến hành chuyển đổi số thành “Bản đồ ẩm thực Việt Nam”, hướng đến xây dựng Bảo tàng ẩm thực Việt Nam.

Chiều 17/6, tại TPHCM, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã công bố đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024”. Hoạt động được xem như sợi dây kết nối, thúc đẩy sự phát triển giữa 3 ngành văn hóa - ẩm thực - du lịch.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), cho biết đề án được triển khai qua 3 giai đoạn. Trong đó, trong năm 2022, đề án dự kiến thu thập cơ sở dữ liệu 300 món ăn tiêu biểu và xét chọn 100 món ẩm thực đặc sắc của địa phương (được Hội đồng chuyên môn công nhận, đồng thời tham khảo đánh giá của cộng đồng).

Giai đoạn 2023, đề án tiến hành thu thập dữ liệu 1.000 món ẩm thực và phát triển thành tổng tập dữ liệu ẩm thực Việt Nam (gồm ẩm thực Việt và phái sinh, từ nguyên liệu chế biến, định chuẩn, và cách chế biến, nội dung hình thức thể hiện của món ẩm thực).

Cùng với đó, đề án chọn ra các món tiêu biểu, đặc sắc có tính phổ biến cao của các vùng miền để xây dựng mô hình kinh tế khởi nghiệp, tạo tiền đề cho thế hệ trẻ và các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước cùng hợp tác, đưa ẩm thực Việt Nam phát triển hơn trên bản đồ thế giới.

Trong năm 2024, đề án tiến hành chuyển đổi số cơ sở dữ liệu thành “Bản đồ ẩm thực Việt Nam”, hướng đến xây dựng Bảo tàng ẩm thực Việt Nam.

Thu thập 1.000 món ăn, 'vẽ' bản đồ ẩm thực Việt Nam ảnh 1

Ông Nguyễn Quốc Kỳ thông tin về đề án - Ảnh: Ngô Tùng

Thu thập 1.000 món ăn, 'vẽ' bản đồ ẩm thực Việt Nam ảnh 2

Ban điều hành, triển khai đề án gồm các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, ẩm thực.

Thu thập 1.000 món ăn, 'vẽ' bản đồ ẩm thực Việt Nam ảnh 3

Việt Nam có một nền ẩm thực phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đông đảo du khách quốc tế và trong nước.

Đánh giá cao đề án, ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho rằng đề án diễn ra rất đúng thời điểm bởi nền kinh tế và du lịch thành phố đang phục hồi mạnh mẽ sau khi thành phố mở cửa đón khách quốc tế trở lại. Điều này cũng tạo động lực cho ngành kinh tế và du lịch thành phố phát triển hơn nữa.

Bà Huỳnh Thị Đoan Thùy, Giám đốc điều hành đề án, cho rằng việc khảo sát, phát hiện, giới thiệu và thu thập dữ liệu của văn hóa ẩm thực Việt Nam là bước đệm để đưa thương hiệu quốc gia ra thế giới thông qua văn hóa ẩm thực, thúc đẩy cạnh tranh quốc gia và là tiền đề của phát triển kinh tế Việt Nam.

Thu thập 1.000 món ăn, 'vẽ' bản đồ ẩm thực Việt Nam ảnh 4

Mỗi vùng, miền đất nước có những đặc sản riêng có tạo nên dấu ấn văn hóa ẩm thực của mình.

“Thương hiệu quốc gia về văn hóa ẩm thực gắn với thương hiệu điểm đến về du lịch là yếu tố góp phần phát triển kinh tế du lịch, thu hút khách quốc tế cũng như nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Việc thu thập dữ liệu về văn hóa Việt Nam, tôn vinh bảo tồn văn hóa ẩm thực Việt Nam và phát triển thành thương hiệu quốc gia là cần thiết trong thời điểm hiện nay khi dịch bệnh đã được kiểm soát”, bà Đoan Thùy nói.

Giúp du khách chọn món ăn đặc trưng

Trao đổi bên lề chương trình, đầu bếp Võ Quốc cho biết, lẽ ra đề án này phải được xúc tiến từ lâu bởi Việt Nam có nền ẩm thực khá đa dạng, phong phú gắn với mỗi vùng, miền. Các món ăn Việt khi được quảng bá ra thị trường quốc tế đều được công nhận và trở nên nổi tiếng như phở, chả giò, gỏi cuốn, bánh mì…, bởi chúng khá hợp với khẩu vị nhiều người.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.