Thiết kế tua ẩm thực phở Việt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các cây viết nổi tiếng về Hà Nội đề xuất cần có biên niên về phở, bên cạnh các hoạt động ý nghĩa như tìm người nấu phở ngon nhất hay thiết kế tua khám phá phở Việt và các làng nghề nổi tiếng.

Trong cuộc sơ khảo phía Bắc tìm người nấu phở ngon nhất và cuộc gặp gỡ khách mời ngày 14/10 tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, UBND tỉnh Nam Định và báo Tuổi trẻ TP. HCM phối hợp để thông báo chuỗi sự kiện Ngày của phở 12/12/2022 với chủ đề Phở Việt - Tinh hoa hội tụ.

Bước qua năm thứ 6 tổ chức, Nam Định được chọn là nơi diễn ra gala với chuỗi sự kiện từ ngày 10 - 12/12: đi tìm người nấu phở ngon, thi viết kể chuyện về phở… Ông Trần Xuân Toàn, Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ cho biết năm nay có thêm hoạt động khác như trải nghiệm chế biến và thưởng thức phở cho các phu nhân Đại sứ tại Việt Nam.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định chia sẻ về ý tưởng tổ chức tua du lịch phở Việt để đưa khách tham quan về làng Vân Cù (Nam Trực - Nam Định). Làng Vân Cù cũng là nơi sinh ra nhiều nghệ nhân thành danh để gìn giữ, phát huy món phở truyền thống trong đời sống đương đại.

Thiết kế tua ẩm thực phở Việt ảnh 1

Không khí thi sơ khảo phía Bắc để tìm người nấu phở ngon. Ảnh: NAM TRẦN.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến nêu ý kiến chúng ta muốn tôn vinh phở nhưng làm chưa được là bao. Ông đặt ra một loạt câu hỏi mà bạn bè quốc tế có thể đặt ra nhưng chưa thể giải đáp thấu đáo: chẳng hạn phở bò ra đời năm nào, tại sao lại chọn thịt bò thay vì thịt trâu. “Chúng ta cần làm biên niên về phở cho người trong nước và khách du lịch”, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến đề xuất.

Từng có nhiều cuốn sách khảo cứu về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Trương Quý gợi ý Việt Nam nên học cách Thái Lan hay các quốc gia khác xây dựng nền tảng quy chuẩn, hoặc có các gợi ý cho du khách dễ dàng nhận diện cho đến Việt Nam và muốn thưởng thức phở.

Thiết kế tua ẩm thực phở Việt ảnh 2

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến và một số nhà văn góp ý để lan tỏa hơn nữa phở Việt ra bạn bè quốc tế. Ảnh: BTC.

Ông Cao Huy Thọ- Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ truyền thông báo Tuổi Trẻ - cho biết từ lần thứ 5 Ngày của phở nhận được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực của Bộ Ngoại giao và đồng nghiệp báo quốc tế.

“Tại mỗi vùng miền, hương vị của phở đều có những đặc trưng riêng. Sự khác biệt này cần được tôn trọng, lần này Ban tổ chức cũng đem sự khác biệt đó về lại nơi khai sinh ra phở đầu tiên ở Việt Nam để mọi người cùng trải nghiệm, tìm hiểu những sự khác biệt về văn hóa vùng miền về món phở. Sự thay đổi đó, khác biệt đó góp phần giúp cho món phở truyền thống phát triển hơn nữa”, ông Thọ nói.

Gala Ngày của phở diễn ra tại công viên Vị Xuyên (Nam Định), với những thương hiệu độc đáo hội tụ cùng những anh tài ở Nam Định… Sêri Bạn hiểu phở nhiều chưa?, chương trình Phở xuống phố có với sự đồng hành của Hoa hậu H’Hen Nie cùng một số ca sĩ và nhiều người nổi tiếng khác.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.