Thánh đường lớn nhất Việt Nam có gì đặc biệt?

0:00 / 0:00
0:00
Phối cảnh nhà thờ Lãng Vân. Ảnh: G.X
Phối cảnh nhà thờ Lãng Vân. Ảnh: G.X
TPO - Sau 6 năm khởi công xây dựng, thánh đường Lãng Vân, Giáo xứ Lãng Vân, Giáo phận Phát Diệm (Ninh Bình) đã cơ bản hoàn thiện và chờ ngày tổ chức lễ khánh thành. Với sức chứa 5.000 người, tháp chuông cao 110m, khi đưa vào sử dụng, ngôi thánh đường này sẽ đạt kỷ lục lớn nhất Việt Nam.

Chia sẻ với Tiền Phong, linh mục Toma Nguyễn Bá Khuê, Chính xứ Giáo xứ Lãng Vân cho biết, năm 2015, thời điểm đó, Giám mục Joseph Nguyễn Năng, Giáo phận Phát Diệm đã chủ sự thánh lễ làm phép đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Lãng Vân.

Thánh đường lớn nhất Việt Nam có gì đặc biệt? ảnh 1

Thánh đường Lãng Vân nhìn từ trên cao. Ảnh: Đ.H

Theo thiết kế, thánh đường Lãng Vân với tổng diện tích mặt sàn gần 4.000m2, diện tích khuôn viên 14.200 m2. Tháp chuông chính cộng cả cây thập tự giá có tổng chiều cao xấp xỉ 110m. Hai tháp phụ có chiều cao tới 60m. Ở tháp chuông chính những cọc nhồi đường kính 1,6m được khoan xuyên qua các tầng đất tới tận lớp đá gốc bên dưới, âm sâu chừng 40-50m.

Dưới cung thánh là một cái hầm lớn với sức chứa 700-800 thực khách thuận tiện cho việc tổ chức các sự kiện tiệc tùng lớn. Hầm có độ sâu khoảng 15m. Mỗi cái xà ở đây rộng cả mét, mỗi cái cột ở đây lớn dăm ba người ôm mới đủ sức nâng đỡ cái mái trần vĩ đại. Gồm 1 phòng lớn, 3 phòng nhỏ, khu hầm có tổng diện tích vào khoảng 1.000m2. Khi hoàn thiện nhà thờ Lãng Vẫn có khả năng chứa được khoảng 5.000 người. Quần thể nhà thờ Lãng Vân toạ lạc trên diện tích khoảng 6ha.

Thánh đường lớn nhất Việt Nam có gì đặc biệt? ảnh 2

Hông nhà thờ. Ảnh: Đ.H

Chính vì thế, nhiều chức sắc Công giáo nhận định, nhà thờ giáo xứ Lãng Vân được xem là nhà thờ lớn nhất Việt Nam. Tổng chi phí xây dựng nhà thờ Lãng Vân cũng thuộc diện lớn nhất Giáo phận.

Linh mục Toma cho biết, tới nay, nhà thờ Lãng Vân đã cơ bản hoàn thiện. Hiện một số hàng mục nhỏ đang được tiếp hoàn thiện như khu vực bàn thờ, sơn…

Dự kiến lễ khánh thành nhà thờ Lãng Vân sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới. Tuy nhiên việc tổ chức lễ khánh thành còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan đặc biệt tình hình dịch giã COVID-19 diễn biến rất phức tạp, linh mục Toma nói.

Thánh đường lớn nhất Việt Nam có gì đặc biệt? ảnh 3

Mặt chính diện, tháp chuông nhà thờ. Ảnh: Đ.H

Được biết, Giáo xứ Lãng Vân nằm trên địa bàn xã Gia Lập, Gia Viễn (Ninh Bình) được khai sinh vào năm 1885 với tước hiệu Đức mẹ Vô Nhiễm. Lãng Vân là giáo xử toàn tòng với 100% tín đồ Công giáo. Giáo xứ với khoảng 3.500 giáo dân, trong đó chừng 1.200 hành nghề thợ xây.

Nhà thờ Lãng Vân (cũ) là một kiến trúc cổ được xây dựng vào khoảng năm 1933. Nhà thờ được thiết kế với 1 nghìn chỗ ngồi nhưng không thể chứa hết số giáo dân khi đến dự lễ đặc biệt là khi thời tiết nắng, mưa, rét.

Chính vì thế, từ lâu, giáo dân ở đây đã có nguyện vọng xây dựng một ngôi thánh đường mới nhằm đáp ứng việc thờ phụng và thực hiện các nghi thức trong thánh lễ.

Thánh đường lớn nhất Việt Nam có gì đặc biệt? ảnh 4

Toàn cảnh nhà thờ Lãng Vân.

Từ những ý tưởng, nguyện vọng của giáo dân, các linh mục tu sĩ của Giáo phận Phát Diệm và ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ Tập đoàn Xuân Thành đã ủng hộ và hiện thực hoá. Toàn bộ nguyên vật liệu và phương tiện thi công do Tập đoàn kinh tế Xuân Thành tài trợ, phần nhân công do giáo xứ đảm nhiệm.

Ngày 14/1/2015, Giáo xứ Lãng Vân đã tổ chức thánh lễ làm phép móng và đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ giáo xứ Lãng Vân. Sau 6 năm khởi công xây dựng, đến nay nhà thờ đã cơ bản hoàn thiện và chờ ngày khánh thành.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.