Thẩm phán phiên tòa sơ thẩm vụ cô giáo ở Nghệ An bị yêu cầu giải trình

TPO - TAND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo, yêu cầu Thẩm phán phiên tòa sơ thẩm xét xử bà Lê Thị Dung làm giải trình và rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình xét xử, để nâng cao chất lượng tranh tụng trong thời gian tới.

Ngày 1/7, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc thông tin giải quyết đơn kiến nghị gửi đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Thẩm phán phiên tòa sơ thẩm vụ cô giáo ở Nghệ An bị yêu cầu giải trình ảnh 1

Phiên tòa phúc thẩm kéo dài trong 2 ngày. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã sửa bản án sơ thẩm, giảm án cho bị cáo Lê Thị Dung từ 5 năm tù xuống 15 tháng tù.

Trước đó, TAND tỉnh Nghệ An nhận được đơn kiến nghị và một số tài liệu do Liên đoàn Luật sư Việt Nam chuyển đến với nội dung kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương, Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đối với các bị cáo Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Hương về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên.

Sau khi tiếp nhận đơn, TAND tỉnh đã yêu cầu Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương, Tòa án nhân dân huyện Hưng Nguyên và đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hưng Nguyên báo cáo giải trình các nội dung liên quan đến kiến nghị.

Thẩm phán phiên tòa sơ thẩm vụ cô giáo ở Nghệ An bị yêu cầu giải trình ảnh 2

Ngày 28/6, bà Lê Thị Dung đã chấp hành xong án phạt tù 15 tháng.

Căn cứ các tài liệu thu thập được, có căn cứ xác định Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương không vi phạm tố tụng tại phiên tòa như nội dung kiến nghị của các Luật sư.

TAND tỉnh Nghệ An cho hay, việc Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương dùng từ “cảnh cáo” để nhắc nhở các Luật sư tại phiên tòa sơ thẩm là chưa đúng từ ngữ pháp lý tại phiên tòa, đó không phải là biện pháp xử lý hành chính, mà do Thẩm phán dùng từ ngữ chưa chuẩn xác khi điều hành phiên tòa, nên chưa đến mức vi phạm phải xem xét kỷ luật đối với Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương.

“Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa xử lý chưa tốt, áp dụng pháp luật có phần cứng nhắc khi buộc các Luật sư bào chữa cho bị cáo rời khỏi phòng xử án. Đồng thời, do diễn biến phiên tòa, Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương sử dụng cụm từ “cảnh cáo” đối với các Luật sư là chưa chính xác. Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo, yêu cầu Thẩm phán Nguyễn Thị Phan Hương làm giải trình và rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình xét xử, để nâng cao chất lượng tranh tụng trong thời gian tới”, văn bản của TAND tỉnh Nghệ An nêu rõ.

Trước đó như đã đưa tin, trong 2 ngày 12,13/6, TAND tỉnh Nghệ An đã tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án hình sự vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại trung tâm GDTX-GDNN huyện Hưng Nguyên.

Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử quyết định sửa bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo Lê Thị Dung 15 tháng tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thời hạn tù tính từ thời điểm bắt tạm giữ, tạm giam (ngày 28/3/2022); miễn hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Thị Hương.

Cấp phúc thẩm cũng tuyên truy thu số tiền 44,7 triệu đồng từ bị cáo Lê Thị Dung để trả cho Trung tâm GDTX-GDNN huyện Hưng Nguyên.

Ngày 28/6, bà Lê Thị Dung đã chấp hành xong án phạt tù 15 tháng và đã về đoàn tụ với người thân, gia đình.


MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?