Tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn tại Ngọ Môn - Đại Nội Huế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 1/1 tại quảng trường Ngọ Môn - Đại Nội Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2022 và tái hiện lễ Ban Sóc triều Nguyễn.

Để mở đầu cho Festival Huế 2022, sáng 1/1/2022, Thừa Thiên Huế đã tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa tại Ngọ Môn - Đại Nội Huế. Đây là sự thể hiện một nỗ lực và quyết tâm lớn của Thừa Thiên Huế, chuẩn bị cơ hội cho một năm mới với nhiều hy vọng mới về phát triển, nhất là văn hóa, kinh tế du lịch, trong giai đoạn hiện nay

Điểm nhấn của Festival Huế bốn mùa 2022 là Festival văn hóa, nghệ thuật đa quốc gia vào tháng 4, kết hợp với một số chương trình, lễ hội đã tạo thương hiệu tại các kỳ Festival Huế trước đây nhằm tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế. Sự kiện sẽ kết thúc bằng Chương trình Countdown (đếm ngược) ngày 31/12/2022.

Festival Huế 2022 sẽ bao gồm các sự kiện chính: Lễ hội mùa Xuân “Sắc Xuân giao hòa” (tháng 1 - 3): Lễ hội mùa Hạ - Festival Huế “Di sản văn hóa với Hội nhập và Phát triển” (tháng 4 - 6); Lễ hội mùa Thu “Thu quyến rũ” (tháng 7 - 9); Lễ hội “Giai điệu mùa Đông” (tháng 10 - 12). Ngoài ra, cũng sẽ có thêm các chương trình hưởng ứng khác diễn ra trong cả năm 2022.

Phát biểu công bố Festival Huế 2022, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế là Festival Huế. Trải qua hơn 20 năm, với 10 kỳ, Festival Huế đã trở thành một Festival được chú ý trong hệ thống các Festival trên thế giới. Với vai trò và vị trí của Festival Huế ngày càng được khẳng định qua quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

“Festival Huế 2022 sẽ kế thừa thành quả các kỳ Festival và khẳng định định hướng Festival bốn mùa một cách phù hợp, làm phong phú thêm các hoạt động lễ hội. Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức các chuỗi hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, du lịch tâm linh, tăng sức hút của điểm đến, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, kinh tế xã hội của địa phương, để Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh Covid-19, với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, các sự kiện trong khuôn khổ Festival Huế 2022 sẽ được tổ chức theo khung thời gian hợp lý”, ông Bình cho biết.

Cũng trong sáng 1/1/2022, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện “Lễ đón chuyến bay và du khách đầu tiên đến Thừa Thiên Huế năm 2022” tại Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài. Theo đó, đã có 151 hành khách trên chuyến bay VN1543 khởi hành tại Hà Nội đến với Cố đô Huế.

Việc tổ chức sự kiện này tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát, phòng dịch của Hướng dẫn tổ chức một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Những người tham gia sự kiện và lực lượng phục vụ đều đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19, có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng 72 tiếng, thực hiện 5K, quét mã QR kiểm soát dịch bệnh,…

Đây là một trong những hoạt động mở đầu cho chương trình phục hồi, kích cầu du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đồng thời khởi động chuỗi sự kiện, lễ hội văn hóa - du lịch trong khuôn khổ Festival Huế năm 2022 như: Lễ Ban Sóc, Lễ hội Huế - Kinh đô ẩm thực, Festival Huế 2022, Ngày hội Áo dài Huế, Lễ hội Sen, Lễ hội Lân, Wellness Festival - Tuần du lịch chăm sóc sức khỏe... trải đều trong các tháng của năm.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.