TP - Không chỉ là một địa chỉ văn hóa, tâm linh của giới nghệ sỹ cải lương, Chùa Nghệ sỹ (TPHCM) còn là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống tương thân tương ái, có ý nghĩa giáo dục tinh thần yêu nước cho các thế hệ nghệ sỹ.
TPO - Sau vụ thay bảng tên “Chùa Nghệ sỹ" bằng bảng tên “Nghĩa trang Nghệ sỹ” gây xôn xao d ư luận, UBND TPHCM vừa có công văn yêu cầu Hội Sân khấu TPHCM nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh trong công tác quản lý Chùa Nghệ sĩ (tức Nhựt Quang tự).
TPO - Ngày 23/6, tại cuộc họp của Ban chấp hành Hội Sân khấu TPHCM, đại diện Ban Ái hữu Nghệ sỹ TPHCM đã nhận khuyết điểm vì đã tự ý thay bảng tên Chùa Nghệ sỹ thành Nghĩa trang Nghệ sỹ.
TPO - Trong báo cáo mới nhất gửi UBND TPHCM về vụ đổi tên Chùa Nghệ sỹ thành Nghĩa trang Nghệ sỹ, UBND Quận Gò Vấp khẳng định địa phương không có chủ trương thay đổi bảng tên và điều chỉnh quy hoạch với Chùa Nghệ sỹ (Chùa Nhựt Quang - địa chỉ số 116/6 đường Thống Nhất- phường 11- quận Gò Vấp).
TPO - Ngày 21/6, liên quan đến các thông tin gần đây về tên gọi Chùa Nghệ sỹ (Còn gọi là chùa Nhựt Quang- địa chỉ số 116/6 đường Thống Nhất- phường 11- quận Gò Vấp) và Nghĩa trang Nghệ sỹ TPHCM, Sở Văn hoá - Thể thao (VH-TT) TPHCM đã có công văn báo cáo UBND TPHCM về việc này.
TPO - Chùa Nghệ sỹ và khuôn viên Nghĩa trang nghệ sỹ (Số 116/6 đường Thống Nhất- phường 11- quận Gò Vấp) do NSND Phùng Há cùng các thành viên trong Hội Nghệ sỹ ái hữu khởi xướng và vận động xây dựng từ năm 1958. Đây là nơi an nghỉ của nhiều nghệ sỹ nổi tiếng và là nơi nương náu của nhiều nghệ sỹ ở tuổi xế chiều.
TPO - Chiều ngày 20/6, Ban Ái hữu thuộc Hội sân khấu TPHCM đã cho tháo tấm bảng ghi "Nghĩa trang nghệ sỹ" trên cổng để trả lại tên cho chùa Nghệ sỹ TPHCM.