Số hóa tổng kiểm kê hàng nghìn lễ hội

0:00 / 0:00
0:00
Lần đầu tiên số hóa dữ liệu hàng nghìn lễ hội truyền thống Ảnh: KỲ SƠN
Lần đầu tiên số hóa dữ liệu hàng nghìn lễ hội truyền thống Ảnh: KỲ SƠN
TP - Dư luận lâu nay ì xèo về con số hơn 8 nghìn lễ hội, tuy nhiên thống kê này chưa có tiêu chí rõ ràng, chưa có sự phân loại chính xác. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa phê duyệt đề án Số hóa dữ liệu lễ hội Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy ký Quyết định phê duyệt Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025. Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài có số lượng rất lớn, thế nhưng chưa có tiêu chí thống nhất nào kiểm kê. Con số hơn 8 nghìn chỉ dựa trên sự thống kê bước đầu của các địa phương. Đây chính là cuộc “tổng kiểm kê” đầu tiên, ứng dụng công nghệ 4.0.

Mặc dù số lượng lễ hội lớn, loại hình đa dạng nhưng chưa có đề án nào ứng dụng công nghệ thông tin nhằm số hóa quản lý, cho nên việc khai thác tư liệu lễ hội còn hạn chế. Đề án này hướng tới nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và người dân trong hoạt động lễ hội. Theo đó, phương thức quản lý dữ liệu lưu trữ truyền thống được chuyển đổi thành quản lý, lưu trữ điện tử.

Công tác quản lý, tổ chức lễ hội vài năm trở lại đây có chuyển biến rõ rệt, nhất là từ sau khi có Nghị định 110 về quản lý, tổ chức lễ hội, tuy nhiên chưa có đủ cơ sở dữ liệu tổng thể về bức tranh lễ hội Việt Nam.

“Đề án số hóa dữ liệu lễ hội và sau này là Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam không chỉ hỗ trợ thống nhất quản lý lễ hội, mà còn nâng cao hiệu quả khai thác tư liệu lễ hội. Kho tư liệu lễ hội này góp phần không nhỏ quảng bá, phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc”, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy chia sẻ với PV Tiền Phong.

Đề án được triển khai thực hiện trong thời gian 5 năm, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I từ 2021-2022 gồm: điều tra, thống kê các loại hình lễ hội tại Việt Nam; đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin; xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam; số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội truyền thống.

Giai đoạn II từ 2023- 2025 sẽ tiến hành số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài; hoàn thiện phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam.

Dữ liệu được số hóa đảm bảo tính xác thực của thông tin hệ thống số liệu và nội dung do các địa phương cung cấp. Kết quả tổng kiểm kê sau đó được đưa lên Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam, phục vụ quản lý, tra cứu, khai thác tư liệu. Những người thực hiện đề án kỳ vọng xây dựng được Cổng thông tin thân thiện, dễ sử dụng, phục vụ tối đa nhu cầu của người truy cập và đảm bảo chế độ bảo mật thông tin.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.