Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hòa chung không khí của những ngày đầu xuân, sinh viên đồng bào các dân tộc thiểu số chia sẻ về phong tục đón Tết của dân tộc mình và những dự định trong năm mới 2023.

Ấm áp mâm cơm ngày Tết

Sùng Thị Chư, 21 tuổi, người dân tộc H'Mông, hiện đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Văn hoá Hà Nội, đồng thời cũng là Phó chủ nhiệm CLB Sinh viên Mông Tình nguyện tại Hà Nội. Là một người con xa quê nên mỗi dịp Tết đến xuân về sẽ là khoảng thời gian Chư được quây quần cùng với gia đình bên mâm cơm ngày Tết.

Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Sùng Thị Chư, 21 tuổi, người dân tộc H'Mông.

Bữa cơm ngày Tết của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn mang những nét đặc trưng riêng, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi vùng miền. Chư chia sẻ: “Mình là người Mông đen trên Sapa, trên mình thì tầm ngày 24 cho tới ngày 29 tháng Chạp chúng mình đã bắt đầu mổ lợn và mời anh chị em, bạn bè đến ăn Tết rồi. Tuy nhiên chúng mình sẽ tránh ngày con lợn ra, riêng ngày đó chúng mình sẽ hạn chế mổ lợn. Mâm cỗ ngày Tết của dân tộc mình thường thấy một vài món ăn giống nhau, một số nhà có thể thêm vài món mới để mọi người cùng ăn cho đỡ ngán vì đi nhiều nhà mà”. Mâm cơm ngày Tết của người H’Mông thông thường sẽ có chả viên, thịt kho được tẩm ướp với thảo quả khô thay cho tiêu, nem, thịt lợn tái chua với rau cải mèo, lòng xào, canh xương, thịt nướng,…Các món ăn đặc trưng vùng Tây Bắc xuất hiện trong bữa ăn của người H’Mông được ví như linh hồn của những ngày Tết.

Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2

Sùng Thị Chư trong trang phục truyền thống của người H'Mông.

Tiếp tục chia sẻ về phong tục tập quán của dân tộc mình, Chư thông tin thêm: “Mình thấy ở xã Mường Hoa nơi mình đang sinh sống có một phong tục khá đặc biệt đó là khi mời họ hàng đến nhà ăn Tết, trước khi ra về, mẹ mình đều cho mỗi nhà một miếng thịt lợn. Chúng mình quan niệm rằng khi nhà mình có thì nên chia sẻ để mọi người cùng ăn Tết cho ngon bởi vì không phải nhà nào cũng mổ lợn, dù có mổ thì thịt nhà mình cũng khác với thịt nhà họ, đó là tình cảm của mọi người dành cho nhau. Bởi vậy mà dịp Tết mọi người đến nhà mình sẽ thường cầm theo một miếng thịt mang về và ngược lại.”

Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc với 27 dân tộc anh em cùng sinh sống, chính vì vậy mà văn hoá đa dân tộc đã tạo nên một bản sắc rất riêng của vùng đất này. Cùng sinh ra và lớn lên tại Lào Cai, Hoàng Thị Thuý Ngân, 20 tuổi, người Giáy cũng có những chia sẻ về phong tục ngày Tết của dân tộc mình: Mình chưa có nhiều trải nghiệm hay được ghé thăm ngày Tết của các dân tộc khác, còn người Giáy chúng mình hầu hết mọi nhà đều nuôi lợn và sẽ thịt lợn vào khoảng từ ngày 24 đến 28 tháng Chạp để kịp làm thịt gác bếp và lạp xưởng. Sau đó vào ngày 29, cả gia đình sẽ quây quần cùng nhau gói bánh chưng gù, một đặc sản của các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc. Chiều 30 cả nhà sẽ cùng nấu cơm tất niên, chuẩn bị thịt gà và làm đồ ăn cho hôm sau bởi ngày mùng 1 Tết sẽ không được đụng tới dao. Đến đúng 0h đêm giao thừa, nhà mình sẽ giã tay một chút bánh dày để cùng bánh chưng cúng lên bàn thờ tổ tiên”.

Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 3
Hoàng Thị Thuý Ngân, 20 tuổi, người dân tộc Giáy, hiện đang là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN.

Khu vực miền núi phía Bắc là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số, cho tới nay vẫn có rất nhiều đồng bào gìn giữ được nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Tết đoàn viên

Cũng như nhiều sinh viên đi học xa nhà, Quàng Văn Đạt, 22 tuổi, người dân tộc Thái cho biết năm nay anh sẽ tiếp tục được đón Tết cùng gia đình tại Điện Biên bởi mỗi năm anh chỉ có thể về nhà vào dịp Tết và nghỉ hè, đây là một trong những khoảng thời gian hiếm hoi anh có thể gặp gỡ, đoàn tụ cùng anh chị em và bạn bè.

Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 4

Chia sẻ về những dự định trong dịp Tết 2023, anh cho biết: Tết năm nay mình dự tính ngoài đi chúc Tết nội ngoại, bạn bè thì mình đang có kế hoạch du xuân trong tỉnh Điện Biên. Tết Nguyên đán 2022, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 mà mình đã bị F1 đúng vào mấy ngày Tết nên mình không được đi du xuân. Vì vậy mà kế hoạch đón Tết năm nay của mình sẽ đặc biệt hơn đó là đi du xuân tại các địa điểm trong tỉnh để tìm hiểu thêm văn hóa truyền thống các dân tộc trong dịp Tết”.

Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 5
Quàng Văn Đạt, người dân tộc Thái, hiện đang là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN.

Từng tham gia vào nhiều hoạt động quảng bá văn hoá dân tộc và là một trong những thành viên Ban tổ chức của Nhóm sinh viên dân tộc Thái tại Hà Nội thế nên Quàng Văn Đạt mong muốn có thêm nhiều trải nghiệm văn hóa trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số thường tập trung vào mùa xuân nên đây là cơ hội để người dân có thể tham gia vào trải nghiệm văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Trải qua 4 năm học đại học, thời gian được ở cạnh bên gia đình rất ít ỏi thế nên chị Triệu Thị Phương, 22 tuổi, người dân tộc Dao cho biết mình cũng sẽ tận dụng khoảng thời gian trong dịp Tết Nguyên đán năm nay để có thể chăm sóc cho người thân và gia đình.

Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 6
Triệu Thị Phương là chủ nhiệm nhóm Sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội.

Những hoạt động gắn kết trong ngày Tết luôn là một phần không thể thiếu để làm nên sắc Tết của người Dao đỏ. Chị Phương chia sẻ rằng: “Sáng mùng 1, gia đình mình dậy từ rất sớm để chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên ngày đầu năm. Mâm cơm chỉ có thịt và những thực phẩm không phải rau xanh. Dân tộc Dao chúng mình quan niệm rằng ngày đầu năm ăn rau xanh thì lúc làm vườn sẽ bị lên nhiều cỏ. Cũng trong ngày mùng 1 Tết, các cô gái trẻ thường phải ở nhà học thêu, còn con trai học đọc và viết chữ nho. Trên mình, mọi người chỉ nghỉ Tết đến khoảng mùng 3 và sẽ đi làm nương rẫy trở lại vào hôm sau”. Khi được hỏi về những dự định sắp tới trong năm 2023, chị Phương mong muốn có thể ​​​​​​​​tổ chức thêm nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa kết nối các bạn sinh viên dân tộc Dao đang học tập tại Hà Nội và phát triển nhóm ngày càng lớn mạnh hơn.

Sắc màu văn hóa Tết của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 7

Trong 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có cho mình một dấu ấn văn hoá riêng không thể trộn lẫn và phong tục đón Tết cổ truyền cũng vậy. Không khí xuân đang tràn ngập trên khắp các bản làng, ngõ phố, đặc biệt đối với sinh viên người dân tộc thiểu số thì đây còn là một dịp để các bạn trẻ có thể quảng bá văn hoá của dân tộc mình tới gần hơn với độc giả.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

Nữ 'học bá' người Việt trúng tuyển học bổng Thạc sĩ trường Đại học hàng đầu Trung Quốc

SVVN - Phạm Hoàng Yến (24 tuổi) đang theo học chương trình nghiên cứu sinh thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Truyền thông tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ và kiên trì theo đuổi ước mơ du học, cô nàng đã xuất sắc giành được học bổng toàn phần hệ thạc sĩ của Chính phủ Trung Quốc, trúng tuyển trường Đại học top 50 thế giới năm 2024 theo công bố của tổ chức Times Higher Education.
Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

Chàng sinh viên quê Ninh Bình có 5 năm tuổi Đảng tại Trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên

SVVN - Mai Tiến Anh (sinh năm 1998) quê Ninh Bình, đang là sinh viên năm 3, lớp LTYK53B ngành Y khoa, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên. Theo Tiến Anh, lý do chọn ngành là lúc còn nhớ năm học cấp 1, chỉ đơn giản là khi thấy bạn chảy máu đầu dùng tay che vào vết thương nên mình muốn sau này sẽ trở thành bác sĩ chữa bệnh cứu người.
'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

'Tư duy mở, bản lĩnh, kiên trì và tự tin' giúp nam sinh học song ngành chinh phục đam mê

SVVN - Nguyễn Thanh Hoàng (sinh năm 2003) đang là sinh viên song ngành của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Là một sinh viên thường xuyên tham gia các dự án quốc tế và được đi đến nhiều nơi, Thanh Hoàng cho rằng việc học qua trải nghiệm sẽ là cơ hội để bản thân vừa thực hành vừa kiểm chứng những gì đã được học trên trường, lớp.
Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

Nữ sinh Học viện Hành chính Quốc gia dành tình yêu với âm nhạc truyền thống

SVVN - Được tiếp cận và lắng nghe những làn điệu dân ca, làn điệu Chèo của quê hương Hà Nam từ nhỏ, đã nuôi dưỡng trong Trà My một tình yêu dành cho âm nhạc truyền thống. Sinh ra thuộc thế hệ Gen Z năng động và đầy cá tính, Trà My mong muốn được lan tỏa đến các bạn trẻ niềm yêu thích dòng nhạc dân ca, mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

Thầy giáo thủ khoa chuyên Hóa đam mê dạy Tiếng Anh: 'Mọi kỳ tích đều có thể xảy ra nếu nỗ lực đến cuối cùng'

SVVN - Lê Trọng Lương, sinh viên năm cuối chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại Trường Đại học Ngoại thương, là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp tuyệt vời giữa Hóa học và đam mê dạy Tiếng Anh. Chàng trai không chỉ chứng tỏ sự xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mà còn có khát vọng truyền đạt kiến thức và lan tỏa niềm đam mê của mình cho người khác.
Nam sinh Cà Mau là thủ lĩnh trẻ đa tài, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH

Nam sinh Cà Mau là thủ lĩnh trẻ đa tài, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH

SVVN - Nguyễn Quốc Khánh (sinh năm 2002) là sinh viên năm thứ tư ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Chàng trai gốc Cà Mau được biết đến là người sáng lập, Chủ nhiệm CLB Sức sống trẻ HUTECH. Khánh cũng là một trong những gương mặt thủ lĩnh trẻ được trao tặng giải thưởng Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng năm 2023.
Nữ sinh Ngoại ngữ - Tin học: ‘Phá kén để chinh phục ước mơ’

Nữ sinh Ngoại ngữ - Tin học: ‘Phá kén để chinh phục ước mơ’

SVVN - Tự nhận bản thân là một người bình thường đang trên hành trình khiến bản thân trở nên phi thường, Uyển Thư luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Với ước mơ trở thành một người mẫu chuyên nghiệp, nữ sinh trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM quyết tâm “phá kén” để từng bước đến với hành trình chinh phục ước mơ của bản thân.
 Nữ sinh Báo chí thắp sáng ước mơ nghề dẫn bằng tình yêu và tinh thần cầu thị

Nữ sinh Báo chí thắp sáng ước mơ nghề dẫn bằng tình yêu và tinh thần cầu thị

SVVN - Nguyễn Phương Quỳnh Anh (22 tuổi) đang là sinh viên năm thứ 4, chuyên ngành Báo mạng điện tử CLC K40, Viện Báo chí - Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Với sự tự tin phát triển bản thân, Quỳnh Anh được biết đến là MC tại kênh VTC10; Top 6 thí sinh xuất sắc cuộc thi Sparkling do Học viện Ngân hàng tổ chức…