Quy hoạch thành phố ven sông Hồng: Không thể chậm trễ thêm nữa

0:00 / 0:00
0:00
Quy hoạch thành phố ven sông Hồng: Không thể chậm trễ thêm nữa
TPO - Theo các chuyên gia, hiện tại quy hoạch sông Hồng đã bị vướng mắc quá lâu về vấn đề trị thủy, dòng chảy của sông, đã đến lúc giải quyết vướng mắc này để đẩy nhanh sự phát triển của đô thị ven sông Hồng.

Tại cuộc hội thảo về quy hoạch chuỗi đô thị thị ven sông Hồng diễn ra ngày 23/9, nhiều chuyên gia nhận định, sau khi Hà Nội mở rộng vào năm 2008, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã xác định khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa lớn của Thủ đô.

Theo các chuyên gia, những xung lực tích cực cho phát triển kinh tế của Hà Nội không chỉ đến từ điều kiện tự nhiên và vị thế Thủ đô mà còn đến từ việc xây dựng, triển khai quy hoạch cũng như quy hoạch chất lượng cao tương tự liên quan toàn bộ sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, chung quanh Hồ Tây hoặc vùng không gian tương tự.

Thành phố Hà Nội hiện đang quyết tâm đẩy nhanh việc lập, phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, bởi đây sẽ là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy thu hút đầu tư.

Từ đó, tiến tới hình thành chuỗi đô thị hiện đại, bền vững để Hà Nội sớm có tên trong danh sách những thành phố ven sông đáng sống nhất khu vực và thế giới.

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nhận xét, Đồ án quy hoạch đô thị sông Hồng hiện tại xác định quỹ đất lên tới 11.000 ha, có thể nói là khối lượng rất lớn và sẽ là giải pháp giải quyết rất lớn về quỹ đất xây dựng nhà ở, giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân.

Tuy nhiên, cũng theo ông Chính, hiện tại quy hoạch sông Hồng đã bị vướng mắc quá lâu về vấn đề trị thủy, dòng chảy của sông, đã đến lúc giải quyết vướng mắc này để đẩy nhanh sự phát triển của đô thị ven sông Hồng.

Quy hoạch thành phố ven sông Hồng: Không thể chậm trễ thêm nữa ảnh 1

Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam khẳng định, khi lấy ý kiến và xây dựng quy hoạch này, chúng ta đã có các căn cứ pháp lý về các Luật, quy định chuyên ngành của từng Bộ ngành như vấn đề lũ dòng chảy hàng trăm năm từ Bộ NN&PTNT, các chuyên gia từ Chính phủ… Hà Nội cũng đã qua nhiều cơ quan thẩm định mới ra được nội dung quy hoạch.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khẳng định quy hoạch phù hợp Luật Đê điều, phù hợp Quyết định số 257/QĐ-TTg, đây là các căn cứ và cơ sở pháp lý cũng như khoa học. Bên cạnh vấn đề pháp lý, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đánh giá, cơ sở khoa học cũng đã được nghiên cứu và đảm bảo.

KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng TƯ Hội KTS Việt Nam cho rằng: “Làm thế nào để có thể khai thác được quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, tạo ra không gian xanh, vành đai xanh cho Thủ đô là vấn đề mà chúng ta cần tính tới bây giờ”.

Theo ông Tùng, đã đến lúc chúng ta đổi mới quyết liệt, không thể quay lưng vào dòng sông nữa: “Đô thị ven sông Hồng sẽ thu hút những nhà đầu tư thông minh, có tư duy lớn. Song Nhà nước, Hà Nội phải dành nguồn lực ban đầu cho đô thị này, đô thị sông Hồng cho thấy sức hút mạnh mẽ hơn cả đô thị vệ tinh với 10 cây cầu được quy hoạch thêm...”.

MỚI - NÓNG
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
Thủ lĩnh đoàn tâm huyết, giữ hồn văn hóa dân tộc Thái
TPO - Luôn trăn trở bồi đắp những giá trị sống tốt đẹp cho giới trẻ, anh Lãnh Văn Mùi (SN 1990) - Bí thư Đoàn xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã dành nhiều tâm huyết, triển khai các hoạt động nhằm lan tỏa tình yêu với văn hóa dân tộc. Anh vừa được Tỉnh Đoàn Nghệ An tuyên dương đảng viên trẻ xuất sắc năm 2024.
Sông Sài Gòn đoạn trung tâm TPHCM Ảnh: Phục Lễ
Phong vị Sài Gòn
TP - Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới? Ngay những người hàng ngày hàng giờ sống ở thành phố này đã và đang tự hỏi Sài Gòn có gì lôi cuốn người tại chỗ và khách phương xa?