Quả Pao - cái cớ nhân duyên

0:00 / 0:00
0:00
TP - Quả Pao tròn trĩnh bay qua lại giữa hai hàng trai gái đứng đối diện nhau từ lâu đã thành biểu tượng cho tình yêu và kết nối lứa đôi trong văn hóa người Mông. Nó là cái cớ của nhiều mối nhân duyên.

Quả Pao là nét sinh hoạt văn hóa rất phổ biến trong các làng bản của người Mông trên cả nước. Khác với quả Còn của người Thái, Pao vốn không có dây. Đó là một vật hình tròn khâu bằng các mảnh vải nhỏ kết lại. Trong có nhồi vải hoặc hạt bông. Mỗi quả Pao thường có kích cỡ vừa phải để có thể nắm gọn trong lòng bàn tay. Tiện lợi cho trai gái khi chơi.

Quả Pao - cái cớ nhân duyên ảnh 1

Lễ hội ném Pao của người Mông

Quả Pao được nam nữ trong độ tuổi “tìm hiểu” theo quan niệm truyền thống của cộng đồng người Mông dùng ở những dịp Tết truyền thống của cộng đồng này thường diễn ra trước Tết Nguyên đán hơn 1 tháng. Ngày nay, đại bộ phận người Mông đã gộp lễ Tết cổ truyền của mình lại với Tết Nguyên đán như người miền xuôi. Không gian của hội ném Pao là một bãi đất rộng là chốn quen thuộc, gần bản, nơi có thể diễn ra các sinh hoạt cộng đồng. Trai gái chọn nơi đông người qua lại vui xuân, vui hội để tổ chức các nhóm ném Pao. Các cô gái trưng diện những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất. Trò chơi khá đơn giản. Trai gái đứng thành 2 hàng đối diện nhau vừa chuyện trò vừa tung Pao qua lại với nhau.

Theo các vị cao niên, người Mông, người con trai cảm mến một cô gái nào đó sẽ tung Pao cho cô ta nhiều hơn. Sau đó người con trai sẽ tìm cách đứng vào hàng của đám con gái và hỗ trợ cô gái bắt những pha ném khó, chủ ý là để được đứng gần người đẹp chuyện trò cho thêm thân tình. Đến một lúc thích hợp, người con trai có thể rủ bạn gái đứng riêng tâm sự. Nếu cảm thấy có thể gắn kết, cô gái sẽ theo về ra mắt nhà trai rồi sau đó báo lại gia đình cô gái để xin ngày cưới. Có trường hợp cô gái sẽ bị “bắt vợ”, đương nhiên là có sự đồng thuận.

Ý nghĩa chơi Pao của trai gái người Mông đó là hội và cái cớ để trai gái tìm hiểu kết đôi. Quả Pao trao qua lại như mối thân tình, một sự ràng buộc để trai gái đỡ e thẹn, để đứng lại cùng nhau lâu hơn. Chuyện trò, hát đối đáp trong hội chơi Pao cũng là cách để trai gái tỏ ra tài năng ứng khẩu, đối nhân xử thế và làm đẹp lòng nhau. Trong các làng bản, nơi người Mông vẫn giữ lối sinh hoạt cộng đồng truyền thống, hầu như các cặp vợ chồng đến được với nhau đều từ những hội ném Pao…

Từ cái cớ để được ở gần nhau chuyện trò, quả Pao dần trở thành một biểu tượng cho tình yêu của trai gái. Dĩ nhiên nên duyên thì cần một cái cớ. Quả Pao là một cái cớ đẹp. Bằng cớ là hội ném Pao vẫn luôn hấp dẫn các bạn trẻ người Mông từ xưa đến nay.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.