Phục dựng nghi lễ kết nghĩa của người Mnông ở Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 25/8, lễ kết nghĩa anh em của người Mnông Gar tại buôn Jiê Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lắk, UBND xã Đắk Phơi tổ chức phục dựng.

Tại buổi lễ, gia đình ông Y Thiêng Cil và gia đình ông Y Nam Pang Tinh (cùng trú tại buôn Jiê Juk) đã kết nghĩa anh em. Theo đó, dưới sự chứng kiến của già làng, thầy cúng, dòng họ, hai gia đình đã thực hiện nghi lễ kết nghĩa anh em theo đúng truyền thống của người Mnông.

Phục dựng nghi lễ kết nghĩa của người Mnông ở Đắk Lắk ảnh 1
Gia đình ông Y Thiêng Cil và gia đình ông Y Nam Pang Tinh cùng người dân buôn Jiê Juk tại buổi phục dựng. Ảnh: Báo Dân tộc

Theo nghi lễ, khi kết nghĩa anh em, hai gia đình phải tuân thủ những điều sau: Con cái hai bên gia đình mãi mãi không được kết hôn với nhau vì đã coi nhau là anh em chung một dòng họ; khi xảy ra tranh chấp, hai bên không được gây gổ, chửi bới lẫn nhau; hai bên gia đình coi nhau như người một nhà, kính trọng, hòa nhã với nhau...

Phục dựng nghi lễ kết nghĩa của người Mnông ở Đắk Lắk ảnh 2

Sau phần lễ, hai gia đình cùng dân làng và các vị khách cùng nhau uống rượu cần, ăn các món ăn truyền thống và chúc phúc cho nhau. Ảnh: Báo Dân tộc

Sau phần lễ, hai gia đình cùng dân làng và các vị khách cùng nhau uống rượu cần, ăn các món ăn truyền thống và chúc phúc cho nhau, cầu mong cho gia đình kết nghĩa luôn gắn bó, đoàn kết.

Theo truyền thống của người Mnông, nghi lễ kết nghĩa chỉ được thực hiện bởi những gia đình không chung dòng tộc, gia phả, họ hàng. Những người khác tộc nhưng có quan hệ hôn nhân như sui gia, thông gia sẽ không được kết nghĩa.

Việc phục dựng lễ kết nghĩa anh em của người Mnông nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.