TPO - Cùng với việc phát hiện nhiều dấu tích quan trọng liên quan đến đàn Nam Giao triều Tây Sơn tại Huế qua hai giai đoạn tổ chức khảo cổ học, giới khoa học còn chỉ ra điểm khác biệt, độc đáo của công trình cổ này mà chưa từng gặp đối với các loại hình đàn tế giao trên thế giới.
TPO - Di tích núi Bân là di tích hiếm hoi còn lại của triều đại Tây Sơn trên vùng đất Huế, gắn với tên tuổi của Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
TPO - Lễ dâng hương và kỷ niệm ngày Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa có nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng tôn kính và tri ân của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh TT-Huế và TP Huế đối với công lao của người anh hùng dân tộc “áo vải cờ đào”; khơi dậy niềm tự hào, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của các thế hệ.
TPO - Ngoài việc làm phát lộ rõ ràng, chính xác mặt nền và cấu trúc nguyên gốc của 3 tầng đàn tế hình tháp cụt chồng lên nhau gần như có hình tròn, đoàn khảo cổ còn phát hiện tại di tích núi Bân (TP Huế) một đoạn móng kè phía tây nam ở tầng dưới cùng, có khả năng là chân móng của một tầng đàn tế hình vuông.
TP - Ngự Bình, ngọn danh sơn biểu tượng xứ Huế đứng trước khả năng phục hồi diệu kỳ về cảnh quan môi trường và phát huy giá trị, thông qua cuộc “cách mạng” di dời hàng trămnghìn mồ mả dưới chân núi để hình thành nên trung tâm văn hóa đặc trưng, cùng một khu rừng “hoàng mai hoa” có một không hai ở đất Cố đô.
TPO - Ngày 31/12, tại di tích cấp quốc gia núi Bân (phường An Tây, Huế) chính quyền và nhân dân thành phố Huế long trọng tổ chức lễ dâng hương, kỷ niệm 230 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788-2018) và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2018).