Nông thôn mới ở bản biên giới Pù Toong

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thuộc vùng biên giới còn nhiều khó khăn, nhưng bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát đã nỗ lực xây dựng nông thôn mới (NTM), trở thành bản đồng bào Mông đầu tiên của Thanh Hóa “về đích”.

Cách trung tâm huyện Mường Lát khoảng 12 km về phía Tây, bản Pù Toong có 74 hộ dân, với 324 nhân khẩu, 100% dân số là đồng bào Mông. Với mục đích đưa bản Pù Toong trở thành bản đồng bào Mông đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM, tháng 7/2019, UBND xã Pù Nhi đã phê duyệt Đề án “Xây dựng bản NTM Pù Toong".

Bên cạnh việc phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ bản Pù Toong giao nhiệm vụ cụ thể cho cho các tổ chức đoàn thể, như: Chi hội phụ nữ thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; Chi hội cựu chiến binh làm nòng cốt trong phát triển kinh tế gia trại, cải tạo vườn tạp và xây dựng các công trình vệ sinh; Chi đoàn thanh niên xung kích, đi đầu trong xây dựng bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp…

Nông thôn mới ở bản biên giới Pù Toong ảnh 1

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cùng với nguồn xi măng hỗ trợ “kích cầu” của tỉnh, huyện, bản Pù Toong đã vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp nguyên vật liệu, góp ngày công để đổ bê tông gần 4 km đường liên gia, kênh mương.

Ngoài ra, các hộ dân trong bản còn chủ động sửa chữa, làm mới gần 100 công trình vệ sinh; xây dựng 1.400 m tường rào cổng ngõ; đóng góp tiền lắp đặt hơn 2 km đường điện chiếu sáng trên trục đường chính của bản Pù Toong…

Trong gần 2 năm thực hiện chương trình XDNTM, bản Pù Toong đã huy động được 1,214 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 299 triệu đồng (25,6%); nhân dân đóng góp 915 triệu đồng (75,4%).

Bản Pù Toong tập trung thực hiện các tiêu chí gắn liền với đời sống đồng bào như: xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất gắn với xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, môi trường, từ đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, khuyến khích được đông đảo người dân cùng tham gia XDNTM và đem lại niềm tin đối với nhân dân về những chủ trương “đúng” và “trúng”.

Nông thôn mới ở bản biên giới Pù Toong ảnh 2

Nhân dân tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật vào việc chuyển đổi, thay thế một số cây trồng năng suất thấp bằng các loài cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương.

Theo đó, từ nguồn vốn hỗ trợ của đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 (Quân khu IV), 26 hộ dân trong bản đã quy hoạch lại diện tích đất vườn đồi, trồng mới được 10 ha đào lai và hơn 2 ha mít Thái. Giờ đây, cây đào lai, mít Thái đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ đồng bào Mông bản Pù Toong. Từ thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, hiện nay thu nhập bình quân đầu người bản Pù Toong đạt 36 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,05%.

Nông thôn mới ở bản biên giới Pù Toong ảnh 3

Sau gần 2 năm triển khai xây dựng NTM, đầu năm 2021 vừa qua, cán bộ, đảng viên và đồng bào Mông bản Pù Toong, phấn khởi đón nhận quyết định bản đạt chuẩn NTM. Những con đường bê tông được nhà nước và nhân dân cùng làm đã vươn đến từng ngôi nhà bên sườn núi.

Những cánh rừng, những thửa ruộng bậc thang, nương ngô xanh ngút ngàn. Bức tranh nông thôn mới của bản biên giới ấm no, thanh bình hình thành nhờ sự nỗ lực, tinh thần đoàn kết của cán bộ, đảng viên và đồng bào Mông bản Pù Toong.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.