Nở rộ chuẩn bị Lễ Vu lan online trong mùa dịch

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chưa đầy một tháng nữa sẽ đến lễ Vu lan, nhu cầu ăn chay của người dân bắt đầu tăng. Trước tình hình phải đóng cửa do dịch COVID-19, nhiều nhà hàng chuyển hướng sang dạy nấu ăn trực tuyến, chuẩn bị đồ chay qua các kênh online thu hút nhiều người quan tâm.

Nhà hàng dạy nấu món ăn chay qua zoom

Mùa Vu lan báo hiếu sắp đến, nhưng phải đóng cửa vì dịch bệnh, nhiều nhà hàng chay chuyển sang mở lớp dạy nấu ăn trực tuyến. Đồng thời, họ cũng quay video giới thiệu về những món ăn chay mới lạ, hấp dẫn tại nhà hàng.

 Nở rộ chuẩn bị Lễ Vu lan online trong mùa dịch ảnh 1

Nhà hàng Tâm An Lạc dạy nấu ăn trực tuyến trong mùa dịch

Hiện, nhà hàng chay Tâm An Lạc (Cầu Giấy, Hà Nội) dạy nấu ăn trực tuyến cho khách hàng thông qua zoom. Mỗi tuần, cơ sở này sẽ dạy từ 2 - 3 buổi với thời lượng 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Chị Vũ Thị Xuân Quý - quản lý nhà hàng này cho biết, đã chuẩn bị sẵn các kế hoạch đăng tải 50 video dạy nấu ăn giúp mọi người có thể tự nấu được một mâm cỗ chay trong mùa lễ Vu Lan.

 Nở rộ chuẩn bị Lễ Vu lan online trong mùa dịch ảnh 2

Mọi người chuẩn bị cho việc dạy nấu ăn trực tuyến trên nền tảng zoom

“Với mong muốn hướng mọi người đến việc ăn thuần chay, đặc biệt với nhu cầu ăn chay trong mùa lễ Vu Lan - dịp ăn chay nhiều nhất năm, chúng tôi có hình thức dạy nấu ăn trực tuyến. Việc triển khai các lớp dạy nấu đồ thuần chay có thể giúp đỡ mọi người có thể đa dạng thực đơn hơn”, chị Quý cho biết.

 Nở rộ chuẩn bị Lễ Vu lan online trong mùa dịch ảnh 3

Vì giãn cách xã hội, các nhân viên trong nhà hàng trở thành một ekip tự sản xuất nội dung

Anh Nam (đầu bếp tại nhà hàng Tâm An Lạc) chia sẻ: “Việc dạy trực tuyến này khá mới mẻ với tôi. Buổi dạy đầu tiên còn gặp trục trặc về vấn đề âm thanh và hình ảnh, nhưng đến các buổi sau, khi đã dần quen và chuẩn bị tốt hơn. Tôi có thể truyền tải đến mọi người trọn vẹn hơn về món ăn từ nguyên liệu cho tới cách chế biến”.

 Nở rộ chuẩn bị Lễ Vu lan online trong mùa dịch ảnh 4

Để có được một buổi dạy trực tuyến, đầu bếp phải chuẩn bị từ sớm, từ kỹ thuật, tốc độ truyền tải đến các món ăn, kịch bản chương trình

Trong thời điểm giãn cách xã hội như hiện nay, nhu cầu nấu ăn tại nhà tăng cao, vì vậy các lớp dạy nấu ăn trực tuyến xuất hiện nhằm đáp ứng mong muốn “mỗi ngày một món” của người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thu Hằng (Long Biên, Hà Nội) có thói quen ăn chay vào đầu tháng và những hôm Rằm. Lễ Vu lan sắp tới, chị Hằng chuẩn bị những thực phẩm, gia vị chay để có thể làm một mâm cỗ cúng gia tiên hoàn chỉnh. “Nhờ các video dạy nấu ăn online, việc nấu nướng của tôi trở nên dễ dàng hơn và đặc biệt gia đình tôi cũng rất thích những đồ ăn này”, chị Hằng chia sẻ.

Trước tình hình dịch bệnh, chị Hằng còn đăng ký tham gia trước một buổi Đại lễ Vu lan sẽ được phát trực tiếp thông qua YouTube.

 Nở rộ chuẩn bị Lễ Vu lan online trong mùa dịch ảnh 5

Mọi người tham gia một buổi giảng đạo online thông qua phần mềm zoom

“Vì tình hình dịch bệnh, các hoạt động tụ tập đông người cần phải hạn chế, vì vậy tôi cũng phải làm quen với việc đi lễ online. Mọi thứ cũng không quá khó như tôi nghĩ, vẫn mong một ngày dịch có thể qua đi và tôi cùng mọi người có thể đi lễ trực tiếp”, chị Hằng chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống

TPO - "Cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong phát triển văn hóa truyền thống. Tạo mọi điều kiện nâng cao mức thụ hưởng và tham gia hoạt động sáng tạo văn hoá của nhân dân. Kết hợp hài hoà việc bảo tồn và phát triển giá trị di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững", Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh.
Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.