Những 'ông mối' mát tay

0:00 / 0:00
0:00
TP - Tổ chức giao lưu, liên hoan văn nghệ, thậm chí đưa và canh các thanh niên người Chứt đi … tán tỉnh bạn tình là những việc làm của bộ đội Biên phòng ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Nhờ những cuộc xe duyên đó, ngày càng có nhiều đứa trẻ được sinh ra không cận huyết thống.
Những 'ông mối' mát tay ảnh 1
Mỗi đám cưới đều có sự tham dự của lãnh đạo BÐBP Hà Tĩnh, Tỉnh Đoàn, chính quyền địa phương và toàn dân bản Rào Tre

Từ trung tâm huyện Hương Khê chúng tôi đi khoảng 20km trên con đường bê tông quanh co, khúc khuỷu, vắt qua bạt ngàn tràm và cao su. Từ con suối Rào Tre nhìn lên, bản Rào Tre nằm nép mình bên chân núi Ka Đay hùng vĩ.

Đón chúng tôi từ đầu bản, Trung tá Nguyễn Văn Thiên, Tổ trưởng Tổ công tác Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh dẫn chúng tôi đến thăm các cặp vợ chồng trẻ. Đến đầu ngõ nhà vợ chồng Võ Quốc Ánh và Hồ Thị Đinh Xuân, cậu bé Võ Quốc Dương (6 tuổi) chơi ở sân nhanh nhảu gọi lớn: “Bố, mẹ ơi! Ông Thiên sang chơi”.

Nghe con gọi, vợ chồng Ánh - Xuân vội đón khách.

Ánh, chàng trai trẻ dân tộc Kinh ở cùng xã, trong một lần vào bản Rào Tre tham gia hoạt động Đoàn thanh niên đã bị ánh mắt của thiếu nữ người dân tộc Chứt níu giữ. Rồi nhờ sự mai mối của cán bộ BĐBP, họ vượt qua những khoảng cách về văn hóa, phong tục, dân tộc… thương yêu, kết duyên vợ chồng.

“Vợ chồng em được BĐBP, chính quyền địa phương hỗ trợ vốn, hướng dẫn phát triển chăn nuôi, trồng trọt, nên đời sống gia đình ngày một ổn định. Năm nay, vợ chồng thu hoạch keo, bán được 100 triệu đồng gửi ngân hàng. Hạnh phúc nhất là vợ chồng có con trai khỏe mạnh, chăm ngoan, sắp bước vào lớp 1” - Ánh chia sẻ.

“Do do tập tục sống biệt lập, cùng với các hủ tục lạc hậu và kết hôn cận huyết thống con chú con bác, con cô, con cậu lấy nhau; thậm chí con anh, lấy con em. Con cái sinh ra không được khỏe mạnh, thậm chí khuyết tật”.

Thượng tá Nguyễn Văn Sâm

Rời nhà vợ chồng Ánh - Xuân, Trung tá Thiên cho biết, chuyện phá vòng luẩn quẩn hôn nhân cận huyết của đồng bào Chứt tưởng chừng không thể, nhưng nay đã thành công. Tất cả 8 cặp vợ chồng được BĐBP mai mối đều có cuộc sống hạnh phúc, những đứa trẻ sinh ra đều khỏe mạnh, thông minh. Nói rồi, anh dẫn chúng tôi thăm gia đình vợ chồng Hồ Thị Mai và Lê Xuân Công.

Ngày Hồ Thị Mai, cô gái người Chứt sánh duyên cùng chàng trai Lê Xuân Công người Kinh (quê xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê) là ngày vui đặc biệt, nguồn động lực giúp những “ông mối” BĐBP tiếp tục xe duyên thành công cho nhiều cặp đôi nữa. Hồ Thị Mai kể: “Chúng em là cặp đôi đầu tiên người đồng bào Chứt lấy người dân tộc khác. Đám cưới được Đồn Biên phòng, chính quyền địa phương, Huyện đoàn đứng ra tổ chức long trọng lắm. Cả bản ai cũng dự, vui lắm”.

Thượng tá Nguyễn Văn Sâm, nguyên Đồn trưởng Đồn Biên phòng Bản Giàng, người trực tiếp tổ chức 4 đám cưới cho thanh niên nơi đây về thăm đơn vị cũ.

Thượng tá Sâm kể, năm 2015, cán bộ BĐBP trực tiếp đi vào làm việc với chính quyền xã Lâm Hóa, Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), nơi cũng có đồng bào Rục định cư, tổ chức các hoạt động giao lưu, tạo điều kiện cho các bạn trẻ hai bên tìm hiểu nhau.

“Khi xe duyên xong, BĐBP huy động nguồn kinh phí tổ chức đám cưới, tặng 30 triệu đồng làm vốn và nhà ở cho các cặp đôi”, Thượng tá Sâm chia sẻ.

Nhờ những “ông mối” mát tay, cùng với tấm lòng, trách nhiệm vì dân đã xây dựng bản Rào Tre thay đổi toàn diện, hạn chế kết hôn cận huyết thống, bảo tồn dân tộc Chứt phát triển bền vững.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.