Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp

TPO - Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (128 tuổi), nằm bên bờ sông Sa Giang (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) là điểm đến thu hút đông khách du lịch, đặc biệt là khách đến từ các nước châu Âu. Ngôi nhà có sự giao thoa kiến trúc Việt - Pháp - Hoa, gắn với câu chuyện tình lãng mạn giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras với công tử đại gia họ Huỳnh vào khoảng thập niên 30 của thế kỷ XX.
Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 1

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở vị trí đắc địa ngay chợ Sa Đéc, cặp sông Sa Giang.... Đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là khách đến từ các nước châu Âu mỗi khi ghé thăm tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 2

Nhà cổ nằm ngay trước chợ Sa Đéc. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 3

Trước ngôi nhà cổ là dòng sông Sa Giang, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 4

Một du khách người Pháp đến tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Cô cho biết ở bên Pháp tiểu thuyết Người tình rất nổi tiếng nên lần này đi du lịch sang Việt Nam đã tìm đến Đồng Tháp để tham quan, tìm hiểu ngôi nhà gắn với chuyện tình này. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 5

Ngôi nhà có mái lợp ngói âm dương, hai bên đầu cong vút hình chiếc thuyền, tượng trưng cho miền sông nước Tây Nam Bộ. Nét đặc biệt của ngôi nhà cổ này là sự giao thoa kiến trúc của 3 nền văn hóa Việt - Pháp - Hoa cùng câu chuyện tình lãng mạn giữa nữ văn hào Pháp Marguerite Duras với công tử họ Huỳnh (Huỳnh Thủy Lê). Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 6

Ngôi nhà được xây dựng năm 1895 bằng vật liệu chính là gỗ. Ngôi nhà được chia thành ba gian, gian giữa thờ Quan Công theo văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hoa. Hai gian hai bên là nơi tiếp khách cùng hai phòng ngủ, một hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 7

Năm 1917, ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha ông Huỳnh Thủy Lê) cho trùng tu lại ngôi nhà mang dáng dấp một biệt thự Pháp, kết hợp hài hòa giữa hai lối kiến trúc Đông -Tây. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 8

Hoa văn khắc trên gỗ còn lưu giữ đến ngày nay. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 9

Lối kiến trúc phương Đông thể hiện sự mềm mại qua những đường nét chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ. Đặc biệt, các họa tiết đó khắc họa cảnh sông nước Nam bộ sầm uất, cây trái xanh tươi, tượng trưng cho vùng đất trù phú. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 10

Vật dụng trong nhà được lưu giữ cho đến nay. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 11

Phòng ngủ của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê, hiện nay được phục dựng dùng để phục vụ khách trải nghiệm lưu trú. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 12

Chân dung ông Huỳnh Thủy Lê.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 13

Ông Huỳnh Thủy Lê cùng vợ.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 14

5 người con của ông Huỳnh Thủy Lê.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 15

Thuyết minh viên giới thiệu về các nhân vật trong phim Người tình. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 16

Khách quốc tế nghe giới thiệu về nhà cổ và chuyện tình Huỳnh Thủy Lê.

Ngôi nhà cổ trăm tuổi gắn với chuyện tình của công tử Nam bộ và nữ nhà văn Pháp ảnh 17

Thuyết minh viên giới thiệu về nhà cổ Huỳnh Thủy Lê.

Ngôi nhà cổ này là nơi bắt đầu cho một câu chuyện tình giữa ông Huỳnh Thủy Lê - gia đình giàu có bậc nhất ở Đồng Tháp thập niên 30 của thế kỷ XX - và nữ văn hào Pháp Marguerite Duras.

Cuối năm 1929, trên chuyến phà Mỹ Thuận chạy ngang sông Tiền, ông Huỳnh Thủy Lê thấy một người phụ nữ có nước da trắng, tóc nâu vàng, dáng người cao ráo, đứng trên phà nhìn những đám lục bình trôi tản mạn trên sông.

Ông Huỳnh Thủy Lê đã chủ động đến làm quen với cô gái và cả hai đều trúng “tiếng sét ái tình”. Tình yêu ấy kéo dài gần hai năm trong bí mật và kết thúc trong nước mắt khi ông Huỳnh Thủy Lê phải cưới một cô gái đã được cha ông an bài từ trước. Nhìn tình nhân cưới người khác, Marguerite Duras đau khổ tột độ, quyết định cùng gia đình lên tàu trở về nước Pháp.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, Marguerite Duras vẫn ôm mối tình ấy. Trong dòng hồi tưởng, nữ văn sĩ đã viết nên tiểu thuyết Người tình (tên tiếng Pháp là L’amant, xuất bản năm 1984) để kể về cuộc tình trắc trở của bà. Đến nay, tiểu thuyết Người tình được dịch ra hơn 40 thứ tiếng. Năm 1992, đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud cho ra đời bộ phim cùng tên dựa theo tiểu thuyết của bà. Bộ phim công chiếu đã nhận được nhiều sự tán thưởng của khán giả khắp nơi trên thế giới.

Tin liên quan