Nghệ sĩ mòn mỏi chờ hỗ trợ

0:00 / 0:00
0:00
Diễn viên thu nhập thấp vẫn đang chờ được hỗ trợ Ảnh: KỲ SƠN
Diễn viên thu nhập thấp vẫn đang chờ được hỗ trợ Ảnh: KỲ SƠN
TP - Diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV thuộc đối tượng nhận hỗ trợ trong gói 26 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Thế nhưng, gần một tháng trôi qua, họ vẫn phải chờ.

Vướng mắc

Nghị quyết 68 của Chính phủ (ban hành ngày 1/7/2021) đưa đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề vào nhóm đối tượng được nhận trợ cấp một lần. Giữa tháng 6, Bộ VHTTDL có văn bản đề xuất chính sách hỗ trợ nghệ sĩ, hướng dẫn viên du lịch có thu nhập thấp. Hiện có hơn 2 nghìn viên chức là nghệ sĩ giữ chức danh nghề nghiệp IV; đối tượng này gặp khó khăn không thể đảm bảo cuộc sống do COVID-19, có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Liên đoàn Xiếc (LĐX) Việt Nam lập danh sách hơn 100 trường hợp thuộc đối tượng được hỗ trợ. NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc LĐX Việt Nam, cho biết, đây chính là lực lượng biểu diễn nòng cốt. “Chúng tôi có cuộc làm việc với Bộ LĐTB&XH, để họ lắng nghe, nắm bắt tâm tư và hiểu rõ hơn về các diễn viên hạng 4. Tuy nhiên, tới nay sau khi gửi danh sách lên cơ quan chức năng, nghệ sĩ vẫn tiếp tục chờ. Mức hỗ trợ cho họ cũng chỉ được khoảng 3,7 triệu đồng/người/lần. Khoản tiền không lớn nhưng có vai trò động viên tinh thần, nghệ sĩ cảm kích vì cảm nhận không bị bỏ lại phía sau”, ông Thắng nói.

Nghệ sĩ mòn mỏi chờ hỗ trợ ảnh 1
Nghệ sĩ mòn mỏi chờ hỗ trợ ảnh 2

Bộ VHTTDL hỗ trợ mỗi nhà hát công lập hai chương trình biểu diễn được ghi hình và phát sóng Ảnh: KỲ SƠN

Các đơn vị nghệ thuật Hà Nội và Trung ương trên địa bàn thành phố đều lập danh sách hỗ trợ cho diễn viên thu nhập thấp. Nhà hát Tuổi trẻ có chục trường hợp đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Nhà hát Kịch Việt Nam chỉ có hai trường hợp. Nhà hát Chèo Hà Nội có 22 người đủ điều kiện nhận hỗ trợ... Cảm thấy ấm áp hơn khi nghệ thuật được quan tâm, thế nhưng lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật cũng đầy tâm tư xung quanh câu chuyện hỗ trợ.

NSND Quốc Anh, quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội, cho hay, những người thuộc diện diễn viên hạng IV đều là diễn viên tốt nghiệp trung cấp, làm việc lâu năm hoặc sắp về hưu với mức lương tăng lên khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, trong khi diễn viên trẻ được tuyển chọn sau này đều tốt nghiệp cao đẳng, đại học với hệ số lương khởi điểm tương đương hạng III, thu nhập thấp hơn hạng IV lại không được nhận hỗ trợ.

NSƯT Kiều Minh Hiếu, Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, nêu bất cập, nhà hát chỉ có hai trường hợp đủ điều kiện, lực lượng diễn viên trẻ mới ra trường đang trong quá trình thử thách rất đông lại không được hưởng gói hỗ trợ. “Trước đây, họ được Nhà hát ký hợp đồng ngắn hạn, có lương để bù đắp chi phí sinh hoạt cơ bản, thế nhưng hiện nay chúng tôi không được phép ký hợp đồng chuyên môn nữa. Loại hợp đồng được ký với họ chỉ là hợp đồng vụ việc hoặc tuyển chính thức là viên chức. Trường hợp ký hợp đồng vụ việc, Nhà hát phải tự chi trả, lấy từ nguồn thu biểu diễn, trong bối cảnh dịch triền miên, chúng tôi không có nguồn để trả cho họ”, ông Hiếu nêu.

Giải pháp tình thế

Cái khó của các nhà hát, đơn vị nghệ thuật trong chuyện giữ chân thế hệ trẻ được nêu ra trước đó trong các cuộc trao đổi với lãnh đạo Bộ VHTTDL, nhưng chưa có giải pháp căn cơ để tháo gỡ. Trước mắt, Bộ giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì gói hỗ trợ các nhà hát đưa tác phẩm lên sóng truyền hình, vừa là hình thức quảng bá, vừa hỗ trợ các nhà hát thêm chút kinh phí. Ngặt nỗi, đợt dịch thứ tư bùng phát, nghệ sĩ không thể làm gì khác ngoài tuân thủ Chỉ thị 16.

Trước khi giãn cách xã hội, diễn viên xiếc vẫn chia ca, chia sân khấu để ôn luyện, nay LĐX Việt Nam đặt yêu cầu phòng dịch lên trên hết, yêu cầu toàn bộ diễn viên ở nhà tự ôn luyện. “Áp lực của nghệ sĩ xiếc lớn hơn các bộ môn nghệ thuật khác, cho nên dù nghỉ dịch, họ cũng phải tự vận động để không ảnh hưởng tới kỹ thuật chuyên môn, nhất là đối với tiết mục khó yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao. Bên cạnh đó, đội ngũ nuôi thú rất vất vả giữa thời dịch, họ không được nghỉ ngơi vì hằng ngày vẫn phải tới LĐX Việt Nam chăm sóc thú”, ông Thắng nói.

Hà Nội lại “không vội được đâu”

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội là đầu mối để tổng hợp danh sách nghệ sĩ nhận hỗ trợ trong gói 26 nghìn tỷ đồng trình UBND TP Hà Nội. Lãnh đạo Sở cho biết vẫn đang trong quá trình triển khai, tuy nhiên đang vướng mắc. Khi được hỏi vướng ở khâu nào, vị này trả lời: “Sở đang báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo UBND TP Hà Nội nên không thể trả lời cụ thể”.

Nuôi hy vọng sớm được hoạt động trở lại, LĐX Việt Nam đăng ký hai chương trình ghi hình để phát trên truyền hình do Bộ chủ trì. Ngôi sao Xiếc Việt bao gồm nhiều tiết mục đạt giải tài năng xiếc, dự kiến phát sóng dịp 2/9. Vở xiếc Thế giới hoạt hình trong khu rừng thần tiên dự kiến phát sóng dịp Trung thu. Nhà hát Tuổi trẻ lựa chọn phân khúc tác phẩm hướng tới giới trẻ: vở kịch thiếu nhi Cuộc chiến vô cực và chương trình ca nhạc-hài kịch. Nhà hát Kịch Việt Nam lại muốn xây dựng kịch bản đặc biệt để quảng bá tác phẩm kinh điển của nhà hát, cũng như giới thiệu trích đoạn của các diễn viên trẻ tài năng ẵm huy chương vàng, bạc cuối năm 2020.

Quảng bá tác phẩm trên truyền hình (nhà hát online) xét cho cùng cũng chỉ là giải pháp tình thế. NSƯT Sỹ Tiến, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, nhắc lại tâm tư của giới nghệ sĩ rằng, nghệ thuật sân khấu chỉ có thể sống được khi có khán giả trực tiếp, ở đó cảm xúc của nghệ sĩ biểu diễn mới thăng hoa. Nhà hát Tuổi trẻ vừa rồi tranh thủ quảng bá một số tác phẩm trên mạng xã hội nhưng hiệu quả chưa cao, bởi chưa có sự đầu tư về kỹ thuật và nền tảng số vững chắc. “Tinh thần nghệ sĩ khó tránh khỏi những lúc hoang mang, dù sao anh em vẫn cứ động viên nhau chờ đợi”, ông Tiến nói.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...