Năm học mới không tăng học phí: Nguồn thu của giáo dục đại học đang lệch tâm

0:00 / 0:00
0:00
TP - Học phí là một trong 3 nguồn thu chính của cơ sở giáo dục đại học (ĐH). Vì thế, đứng ở góc độ đảm bảo nguồn nhân lực cho đất nước, không thể tùy tiện quyết định tăng hay giảm học phí vì liên quan chất lượng đào tạo.

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Phó Thủ tướng yêu cầu chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Năm học mới không tăng học phí: Nguồn thu của giáo dục đại học đang lệch tâm ảnh 1

Năm nay, các trường đại học vẫn chưa tăng học phí. Ảnh: Mạnh Thắng

Ngay sau văn bản này, các cơ sở giáo dục ĐH rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan vì thông tin học phí đã được thông báo công khai trong Đề án tuyển sinh. Hơn nữa, đối với các trường công lập tự chủ tài chính không có ngân sách nhà nước cấp, nếu thực hiện thêm 1 năm nữa, tức là 4 năm nay học phí vẫn giậm chân tại chỗ, chất lượng đào tạo cũng như đời sống của giảng viên, cán bộ nhân viên khó có thể đảm bảo khi giá cả leo thang và điều chỉnh tăng lương theo quy định.

Trong đó, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các trường ĐH Y dược tự chủ. Theo báo cáo của Trường ĐH Y Hà Nội trong Đề án tuyển sinh 2023, tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường năm học 2022 - 2023 gồm: ngân sách nhà nước 146 tỷ đồng; học phí 174,79 tỷ đồng; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 228,75 tỷ đồng; nguồn hợp pháp khác 24,68 tỷ đồng. Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm là 56,6 triệu đồng. Trong khi đó, học phí năm học 2022 - 2023 của Trường ĐH Y Hà Nội là 1.430.000 đồng/sinh viên.

Nên tăng hỗ trợ ngân sách

Trước chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trường ĐH Y dược Thái Bình đã có văn bản “cầu cứu” Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế. Nhà trường cho biết khi được giao tự chủ, ngân sách nhà nước không còn, 3 năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhà trường duy trì, không tăng học phí (mức thu 1.430.000 đồng/sinh viên/năm) và đã cố gắng tối đa cân đối thu, chi để phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Nếu năm nay không tăng học phí, trong khi lương cơ sở điều chỉnh tăng trên 20%, chi phí đào tạo cho ngành Khoa học sức khỏe rất cao nên dự kiến nguồn kinh phí năm học 2023 - 2024 của nhà trường không đủ đảm bảo được các khoản chi cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, lương, phụ cấp... và không duy trì được hoạt động bình thường.

Vì vậy, Trường ĐH Thái Bình đề xuất Bộ GD&ĐT tham mưu trình Chính phủ có quy định riêng đối với các trường ĐH đã được giao tự chủ mức 1 (tự chủ một phần chi thường xuyên), mức 2 (tự chủ hoàn toàn). Nếu không được điều chỉnh mức học phí, nhà trường cần có chính sách cấp bù tiền học phí cho cơ sở giáo dục ĐH theo đúng mức trần học phí năm học 2023 - 2024 đã quy định tại Nghị định 81 cho các đơn vị tự chủ mức 1, mức 2.

TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, cho biết, đến nay nhìn lại tổng thể việc thực hiện cơ chế tự chủ ĐH đang còn rất nhiều lúng túng. Trong giới quản lý và giới học thuật đang có sự nhầm lẫn giữa trao quyền tự chủ cho trường ĐH với việc Nhà nước phân quyền cho cơ sở cũng như đòi hỏi cơ sở phải tự túc về tài chính. Ông Khuyến thông tin, Hiệp hội đề nghị không đánh đồng tự chủ ĐH với tự túc về nguồn lực.

“Nhà nước không nên cắt ngân sách của các trường ĐH tự chủ mà cần tăng cường hỗ trợ ngân sách cho những trường triển khai thành công chủ trương tự chủ ĐH”, ông Khuyến nói.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá về tài chính giáo dục nói chung, tài chính ĐH nói riêng, học phí không phải là nguồn thu duy nhất. Nhưng với giáo dục ĐH hiện nay, học phí chiếm phần rất lớn trong chi phí tài chính, khoảng 80 - 90%. Theo ông Sơn, Bộ mong muốn, nếu không tăng học phí thì ít nhất cũng cần giữ ổn định. Vai trò của Nhà nước trong vấn đề này rất quan trọng.

MỚI - NÓNG
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
Thu hồi phù hiệu hơn 6.800 xe vi phạm quá tốc độ
TPO - Trong 3 tháng đầu năm, các Sở Giao thông vận tải đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với hơn 6.800 phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên trong tháng, đồng thời nhắc nhở đối với 85.600 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe và không truyền dữ liệu.
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
Xe 43 chỗ nhồi nhét tới 90 hành khách
TPO - CSGT Hải Phòng đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt hành chính, tước GPLX tài xế Trần H.H (quê Hà Giang) vì chở 90 người trên ô tô khách 43 chỗ (41 giường nằm, 2 ghế ngồi) và đón khách không đúng nơi quy định.