Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng

TPO - Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế vừa chỉ đạo di dời Bảo tàng Lịch sử tỉnh ra khỏi di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn (Thành nội Huế). Theo đó, lực lượng quân đội hiện khẩn trương bắt tay tháo rời hiện vật máy bay, xe tăng... trưng bày ngoài trời nhiều năm nay để di dời về nơi mới của Bảo tàng.
 Xem lực lượng quân đội tháo rời hiện vật máy bay chiến đấu tại Huế để dời đến nơi mới của Bảo tàng. (VIDEO: Ngọc Văn)
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 1

Hàng chục năm nay, Bảo tàng Lịch sử TT-Huế đóng tại di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn, thuộc Thành Nội Huế. Đây là một di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế cần được bảo tồn nguyên trạng và phát huy giá trị vốn có của nó. Do đó, việc di dời bảo tàng đến nơi mới là cần thiết.

Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 2
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 3

Những máy bay, xe tăng là những hiện vật ngoài trời có kích cỡ lớn thuộc Bảo tàng Lịch sử TT-Huế. Việc di dời gặp khó khăn nếu không tháo rời các cấu kiện, bộ phận của hiện vật để chuyển đi theo đường bộ.

Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 4
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 5

Việc tháo rời hiện vật được bắt đầu từ những chiếc máy bay chiến đấu.

Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 6
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 7
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 8
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 9

Các hiện vật trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng Lịch sử TT-Huế còn có thêm 7 chiếc xe tăng, 4 khẩu pháo, súng thần công...

Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 10
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 11

Những hiện vật có kích thước "khủng" nhất, rất khó di chuyển bằng xe cộ đường bộ là 4 máy bay. Đây là những hiện vật lịch sử rất có giá trị.

Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 12
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 13

Tất cả hiện vật gốc này đều không có mái che, nhiều năm nằm phơi mình dưới nắng mưa trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử TT-Huế (vốn là di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn).

Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 14

Các hiện vật đều đã rỉ sét trầm trọng, một số hiện vật bị mất các bộ phận. 

Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 15
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 16
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 17
 
Mục kích quân đội tháo rời máy bay tại Huế chuyển về bảo tàng ảnh 18

Sau khi được cẩn trọng tháo rời cấu kiện, các hiện vật sẽ được chuyển đến nơi mới của Bảo tàng Lịch sử TT-Huế. Đó là khu đất thuộc số 268 Điện Biên Phủ (phường Trường An, thành phố Huế). Đây là vị trí được một đơn vị thuộc lực lượng biên phòng sử dụng lâu nay. Theo chỉ đạo của ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, việc di dời các hiện vật ngoài trời thuộc Bảo tàng Lịch sử TT-Huế phải hoàn thành trước ngày 19/5/2020. 

MỚI - NÓNG
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Thúc đẩy hợp tác thanh niên, khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
TPO - Đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Bùi Quang Huy – Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn, đã thăm và làm việc với Văn phòng Điều phối chính sách Chính phủ Hàn Quốc và Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi nghiệp Hàn Quốc. Nhiều nội dung liên quan thúc đẩy hợp tác thanh niên, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã được chia sẻ, đề xuất.
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
Lần đầu xuất bản nhật ký chiến tranh của họa sĩ, phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ
TPO - Cuốn sách tập hợp ký họa, nhật ký của một chiến sĩ trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ được dịch từ tiếng Anh, lần đầu được dịch ra tiếng Việt. Dịp này độc giả được đọc lại những tác phẩm viết về chiến dịch Điện Biên Phủ từ rất sớm do những tên tuổi như Trần Dần, Hữu Mai, Hồ Phương, Nguyễn Huy Tưởng chấp bút.