Lễ báo hiếu của người Jrai

0:00 / 0:00
0:00
TP - Những người con đồng bào Jrai luôn cố gắng làm ăn để lúc khấm khá sẽ tổ chức lễ báo hiếu đấng sinh thành. Đây là nét văn hóa đẹp thể hiện sự hiếu nghĩa, giúp gắn kết tình cảm, yêu thương người đã sinh ra mình.

Sau bao nhiêu năm bươn chải, vất vả làm ăn, chị Nay H’Đaih (buôn Plei Chrung, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện) quyết định tổ chức lễ báo hiếu để cầu mong sức khỏe, bình an cho bố mẹ mình là ông Ksor Kla và bà Nay H’Nim.

Cả hai đã ngoài bảy mươi nên để thuận tiện cho việc đi lại, trước khi mặt trời lặn, chị H’Đaih đến từng nhà trong dòng họ thông báo sẽ tổ chức buổi lễ vào ngày hôm sau.

Lễ báo hiếu của người Jrai ảnh 1

Lễ báo hiếu là dịp để người trong dòng họ quây quần bên nhau

Theo chị H’Đaih, trong phong tục của người Jrai, con cái phải tổ chức lễ báo hiếu mẹ cha một lần trong đời. Người đã lập gia đình, có con rồi mới tổ chức nghi lễ. Nhà nào có nhiều anh chị em thì lễ báo hiếu sẽ được tổ chức theo thứ tự từ lớn tới nhỏ. Người có điều kiện thì cúng bò, không thì heo, gà… Với chị H’Đaih, nếu không tổ chức được lễ này, bản thân nói riêng và tất cả những người con Jrai sẽ ân hận suốt đời trường hợp cha mẹ không may mất sớm.

“Vợ chồng mình vui lắm, vì sau bao nhiêu năm nuôi nấng giờ chúng nó có điều kiện để tổ chức báo hiếu. Đây cũng là dịp để cả gia đình mình quây quần bên nhau, động viên làm ăn”.

Ông Ksor Kla chia sẻ

“Giờ nhà mình cũng khá khẩm rồi, con cái đã biết làm ăn, kiếm sống. Dịp này mình quyết định làm lễ báo hiếu bằng con heo to vì ngày xưa cha mẹ đã phải nhịn ăn, làm cả đêm để nuôi mình rồi”, chị H’Đaih chia sẻ.

Lễ báo hiếu của người Jrai ảnh 2

Chị Nay H’Đaih dùng tay bón cơm cho bố mình để thể hiện lòng thành kính

Trong khoảnh sân nhỏ, nhóm thanh niên xúm lại làm thịt con heo gần 1 tạ. Đầu, chân, đuôi được cắt ra, đặt riêng trong cái rổ lớn được lót lá chuối. Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong các nghi thức của người Jrai. Để tỏ lòng thành, chị H’Đaih tự tay làm, ủ 3 chum rượu cần nhiều năm. Dịp này chị mang các chum rượu ra để cha mẹ là người thưởng thức đầu tiên. Men rượu cần tỏa hương khắp nhà. Nước suối trong veo để châm vào rượu cần cũng được chị kỳ công kè đá, làm hố lọc ở bờ suối.

Mọi thứ hoàn tất, 3 ghè rượu cần được đặt ở giữa nhà, cố định lại bằng các thanh tre. Khi cả nhà quây quần, thầy cúng Nay Hăng mời ông Ksor Kla và bà Nay H’Nim đến ngồi trước mấy ghè rượu. Hai người quan trọng nhất sẽ cùng đặt chân lên 2 miếng rìu sắt và mấy mảnh bông gòn màu trắng. Thầy cúng lấy tiết heo bôi lên ghè, sau đó vít cần từ từ rót rượu vào chân người được cúng với những lời cầu khấn thần linh ban phước lành.

Thay mặt gia đình, thầy cúng khẩn cầu thần linh ban cho đại gia đình ông Kla không ốm đau, sống lâu, thóc lúa đầy kho, vật nuôi đầy chuồng. Đặc biệt là người con đứng ra tổ chức lễ báo hiếu cho cha mẹ làm ăn khấm khá, được mọi người nể trọng hơn, nuôi nấng con cái học hành giỏi giang.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.