Lạng Sơn phấn đấu thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số đạt 3.000 USD/năm

0:00 / 0:00
0:00
Thiết chế Văn hóa ở khu dân cư được tỉnh Lạng Sơn chú trọng phát triển -Ảnh: Doãn Tuấn
Thiết chế Văn hóa ở khu dân cư được tỉnh Lạng Sơn chú trọng phát triển -Ảnh: Doãn Tuấn
TPO - Tỉnh ủy Lạng Sơn vừa ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TU về công tác dân tộc và thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030

Theo đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3%/năm trở lên (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025); thu nhập bình quân đầu người đạt từ 2.900 đến 3.000 USD/người/năm.

Về kết cấu hạ tầng, tỉnh Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp khác 99,6%; xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn được cứng hóa đạt 80%; tỷ lệ thôn có nhà văn hóa đạt chuẩn đạt 60%; có 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Lạng Sơn phấn đấu thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số đạt 3.000 USD/năm ảnh 1

Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhiều hộ nông dân người dân tộc thiểu số trồng cây ăn quả đặc sản, làm giàu chính đáng -Ảnh: Duy Chiến

Lạng Sơn phấn đấu thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số đạt 3.000 USD/năm ảnh 2
Lạng Sơn phấn đấu thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số đạt 3.000 USD/năm ảnh 3

Thành lập các đội văn nghệ, nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư -Ảnh: Duy Chiến

Số trường học đạt chuẩn quốc gia là 300 trường; chuyển đổi 100% trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở thành trường liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông; phấn đấu 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố. Phấn đấu 95% số xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt trên 98%.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, phía Đông Bắc Tổ quốc, hơn 83% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lạng Sơn được phê duyệt 199/200 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, có 88 xã khu vực III, 8 xã khu vực II, 103 xã khu vực I và 644 thôn đặc biệt khó khăn.

Tính đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,88%, GRDP bình quân đầu người đạt 44,5 triệu đồng/người/năm.

Đến nay, toàn tỉnh Lạng Sơn đã có 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hơn 86% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 95% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% xã có điện lưới quốc gia.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.