Làn điệu dân ca Tày xua COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Chị Phương (thứ 2 từ phải sang) trong lần biểu diễn đàn tính, hát Then
Chị Phương (thứ 2 từ phải sang) trong lần biểu diễn đàn tính, hát Then
TP - Mong muốn lan tỏa thông điệp phòng chống dịch theo cách riêng của mình, nữ cán bộ người Tày lên mạng Internet tìm những bài hát có nội dung phù hợp, chuyển thành làn điệu Then đặc sắc.

Những ngày qua, chị Nguyễn Thị Phương (dân tộc Tày)- Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, kiêm Chi hội trưởng phụ nữ thôn 5 (xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) khá bận rộn với công tác phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương. Lúc nghỉ ngơi chị lại cầm cây đàn tính, tay đàn, miệng hát những làn điệu then có nội dung tuyên truyền kêu gọi cộng đồng chung tay phòng chống dịch COVID-19.

Tiếng đàn tính trong veo, lảnh lót quyện cùng giọng hát khỏe khoắn của chị khi được đăng lên trang Facebook cá nhân, nhận được nhiều sự yêu mến từ cộng đồng mạng. Đặc biệt, lời bài hát mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, có nội dung tuyên truyền các quy định phòng chống dịch của Thủ tướng, Bộ Y tế cũng như sự vất vả, hy sinh của các lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Bà Hồ Thị Thanh Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Cư M’gar nhận xét, chị Phương là Trưởng Ban công tác mặt trận tiêu biểu, năng nổ nhiệt tình tham gia mọi phong trào của địa phương, được cấp trên tin tưởng, nhân dân quý mến. Đặc biệt, trong đợt dịch này, chị đã dùng làn điệu dân ca của dân tộc để tuyên truyền nhân dân phòng chống dịch bệnh là cách làm mới mẻ, hiệu quả đối với xã Cư M’gar có nhiều người dân tộc Tày-Nùng sinh sống.

Chị Nguyễn Thị Thanh (thôn 2, xã Cư M’gar) - thường để lại bình luận sau mỗi video đàn tính hát Then của chị Phương cho biết: “Nghe chị ấy hát, tôi càng thấu hiểu sự vất vả, hy sinh của đội ngũ y bác sĩ. Chắc hẳn, chị Phương phải tâm huyết, trách nhiệm với công tác phòng chống dịch, mới sáng tạo được lời ca, tiếng hát hay thế. Đặc biệt, chị Phương còn sử dụng nhạc điệu dân tộc Tày để thể hiện nên khá mới mẻ, thu hút được nhiều người quan tâm, qua đó lan tỏa được tình yêu đối với cây đàn tính và làn điệu then”.

“Nơi tôi ở, có nhiều thanh niên đi làm công nhân ở các tỉnh, thành phía Nam. Nay họ trở về địa phương, Ban tự quản thôn đã tuyên truyền vận động công dân chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch. Tôi tự hỏi, tại sao không dùng dân ca của dân tộc để bà con dễ hiểu, dễ thực hiện”, chị Phương chia sẻ lý do dùng đàn tính, làn điệu Then để tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19.

Chị Phương thổ lộ thêm, từ nhỏ chị đã say mê làn điệu dân ca và cây đàn tính của dân tộc. Người dân quanh chị đa số là dân tộc Tày - Nùng di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào. Trong hành trình di cư, chị và đồng hương của mình luôn mang theo cây đàn tính và điệu hát Then đặc sắc.

Sau những giờ lao động vất vả, hay lúc nông nhàn, các chị, các mẹ lại cùng nhau đàn hát để vơi đi nỗi nhớ quê hương, gìn giữ bản sắc dân tộc. Bản thân chị cũng là thành viên của câu lạc bộ hát Then, đàn tính của xã Cư M’gar, hay đi biểu diễn tại các cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức và giành được nhiều giải thưởng.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.