Lạ kỳ ngôi tháp làm từ 1.012 cối đá, tạo hình hạt lúa ở Bắc Ninh

TPO - Tháp Thần Nông tại huyện Lương Tài (Bắc Ninh) có chiều cao 15m, chia thành 5 tầng, được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng.
Lạ kỳ ngôi tháp làm từ 1.012 cối đá, tạo hình hạt lúa ở Bắc Ninh ảnh 1

Trong nhiều năm qua, anh Trần Văn Toản đã kỳ công sưu tầm hơn 3.000 cối đá cũ để xây dựng khu trưng bày chuyên đề cối đá tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Lạ kỳ ngôi tháp làm từ 1.012 cối đá, tạo hình hạt lúa ở Bắc Ninh ảnh 2

Anh Toản cho biết, khi sản xuất nông nghiệp ngày càng hiện đại, tại nhiều vùng quê, những chiếc cối đá, trục đá, cối xay lúa… bị bỏ ở lề đường, bờ bụi. Anh Toản đã dành thời gian, tiền bạc để sưu tầm những chiếc cối đá, xây dựng khu trưng bày.

Lạ kỳ ngôi tháp làm từ 1.012 cối đá, tạo hình hạt lúa ở Bắc Ninh ảnh 3

Trong các công trình làm từ cối đá tại đây có tháp Thần Nông với chiều cao 15m, chia thành 5 tầng, được ghép bởi 1.012 cối đá xếp vòng ngoài, bên trong là khung cột bê tông được đổ kiên cố. Tháp được thiết kế theo hình hạt lúa, dựng theo chiều thẳng đứng. Quanh tháp được trang trí bằng trục đá kéo lúa, cối đá xay lúa… nhằm tạo ra một không gian gắn liền với nền văn hóa lúa nước. Trong ảnh: Tháp Thần Nông trong quá trình xây dựng.

Lạ kỳ ngôi tháp làm từ 1.012 cối đá, tạo hình hạt lúa ở Bắc Ninh ảnh 4

Việc xây dựng tháp bằng cối đá là thách thức rất lớn trong quá trình thi công. Đơn vị thi công phải lựa chọn những cối đá có kích thước tương tự nhau và vận chuyển lên cao.

Lạ kỳ ngôi tháp làm từ 1.012 cối đá, tạo hình hạt lúa ở Bắc Ninh ảnh 5
Bên trong tháp Thần Nông
Lạ kỳ ngôi tháp làm từ 1.012 cối đá, tạo hình hạt lúa ở Bắc Ninh ảnh 6

Anh Toản cho biết, anh dành thời gian, tiền bạc để sưu tầm những chiếc cối đá, xây dựng khu trưng bày, qua đó muốn lưu giữ, bảo tồn nét văn hoá của những vùng quê, của nền văn hoá nông nghiệp.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.