Kỳ công chăm loại cây khó trồng nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
Trồng wasabi theo kiểu bậc thang ở tỉnh Shizuoka (ảnh nhỏ: Mài rễ wasabi tươi để dùng trong bữa ăn). Ảnh: Shizuoka Gourmet
Trồng wasabi theo kiểu bậc thang ở tỉnh Shizuoka (ảnh nhỏ: Mài rễ wasabi tươi để dùng trong bữa ăn). Ảnh: Shizuoka Gourmet
TP - Saffron, nhụy hoa nghệ tây, là loại gia vị đắt nhất thế giới (khoảng 240 triệu đồng/kg). Nhưng wasabi mới là loại cây khó trồng nhất Trái đất.

Cây wasabi bản địa đến từ tỉnh Shizuoka Nhật Bản, nơi người dân bắt đầu trồng loại cây gia vị cay nồng này vào khoảng 400 năm trước. Năm 2018, Tổ chức Nông nghiệp & Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) đã công nhận các trang trại wasabi ở Shizuoka của Nhật Bản là Hệ thống Di sản nông nghiệp có tầm quan trọng toàn cầu.

Giống bố, ông, cụ, kị… của mình, Kichie Shioya chuyên tâm trồng wasabi ở Shizuoka. Giờ ông là chủ tịch Liên hiệp Wasabi Shizuoka. “Wasabi là loại cây đặc biệt. Nếu nước vẩn đục, rễ wasabi sẽ bị thối. Nước phải luôn có nhiều ô xy”, ông nói. Vì thế, điều chỉnh độ sạch của nước là một phần rất quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở Shizuoka.

Đất được xử lý theo kiểu Tatamiishi có từ cuối những năm 1800. Theo đó, đất dốc được tạo thành các bậc thang với tảng đá lớn nhỏ và cát sỏi, đóng vai trò bộ lọc tự nhiên khi nước sông, suối chảy qua dẫn vào cánh đồng wasabi.

Kiểu trồng trọt này cho phép nước thấm vào đất mà không đọng lại, điều tiết dòng nước một cách tự nhiên. Nước suối quanh năm ổn định ở mức khoảng 13 độ C, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của wasabi. Cây sẽ không lớn nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 8 độ C hoặc trên 20 độ C. “Nước chảy và thấm từ từ vào đất, qua các lớp cát sỏi và đá bọt hình thành từ tro núi lửa nên càng lúc càng trong”, ông Kichie giải thích.

Shizuoka thường xuyên xảy ra thiên tai. Năm 1958, bão quét qua khiến nông dân mất trắng 95% diện tích wasabi. Vì vậy, người ta phải xây dựng hệ thống đường dẫn nước, đê kè ven sông để ngăn lũ nhỏ cũng như thoát lũ nhanh khi bão về. Kiểu canh tác Tatamiishi cũng giúp tăng khả năng wasabi chống chọi mưa lũ vì làm giảm dòng chảy. Ngoài ra, nông dân trồng nhiều cây gỗ trăn Đông Á để tạo bóng râm, vì wasabi không chịu được ánh nắng trực tiếp từ mùa xuân tới mùa thu. “Trồng wasabi mất khoảng một năm rưỡi; giai đoạn cây non chúng tôi phải rất cẩn trọng, không để cây bị sâu bọ tấn công, bị nắng nóng, ánh sáng mặt trời quá mạnh gây tổn hại. Thuốc trừ sâu phải giảm thiểu vì nó sẽ đi vào nguồn nước”, ông Kichie nói.

Loại wasabi không nguyên chất thường được pha trộn cải ngựa, mù tạt và hạt tiêu. Giá của cải ngựa tươi chỉ bằng 1/25 giá wasabi tươi.

Thời gian qua, đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đáng kể tới đầu ra của wasabi vì các nhà hàng phải đóng cửa. “Chúng tôi đã thích ứng với tình hình mới bằng cách chuyển sang cung cấp wasabi cho các nhà bán lẻ, siêu thị”, ông Kichie cho biết.

Rễ wasabi tươi có giá tương đương khoảng 5 triệu đồng/kg. Wasabi nhanh chóng mất vị cay nồng sau khi mài ra, nên người ta mài rễ tươi dùng ngay trong bữa ăn.

Theo FAO, Live Japan
MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện cưới dịp Quốc khánh ở Trung Quốc

Chuyện cưới dịp Quốc khánh ở Trung Quốc

TP - “8 ngày nghỉ lễ, 7 bữa tiệc cưới” đã trở thành chủ đề thảo luận nóng trên mạng xã hội Weibo. Nhân vật chính của cụm từ nóng này là một cô gái gen Z mới bắt đầu đi làm, “7 bữa tiệc” tức là tốn rất nhiều tiền mừng, vì vậy cô đã kêu ca, than phiền, gây nên bàn tán.
Đại sứ Mỹ: Trong thập kỷ tới, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn nữa

Đại sứ Mỹ: Trong thập kỷ tới, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn nữa

TPO - Tối 21/9, tại cuộc gặp gỡ báo chí trong lễ hội tiệc nướng mỹ vị Hoa Kỳ tại Hà Nội do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội phối hợp tổ chức, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho biết: “Chúng tôi tự hào có thể mang tới các sản phẩm của nông dân Hoa Kỳ, ngư dân Hoa Kỳ tới Việt Nam. Tất nhiên, tôi cũng hy vọng các sản phẩm của Việt Nam ngày càng phổ biến ở Hoa Kỳ”.
Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ngày hội Văn hóa và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất tại Đài Loan (Trung Quốc)

TPO - Ngày 26/8, tại Đài Loan (Trung Quốc) đã diễn ra Ngày hội Văn hoá và Quảng bá sản phẩm lần thứ nhất. Sự kiện do Hiệp hội Doanh nghiệp Việt - Đài phối hợp với Văn phòng Văn hoá Kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, các doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn, kinh doanh tại Đài Loan (Trung Quốc) và các cơ quan liên quan tại Đài Loan (Trung Quốc) phối hợp tổ chức.
Khi du lịch phát triển quá mức

Khi du lịch phát triển quá mức

TP - Du lịch phát triển quá mạnh mẽ cũng có thể trở thành một vấn đề – và các thành phố lịch sử đang bắt đầu đứng lên chống trả. Nhưng liệu những người dân địa phương có thể ngăn chặn làn sóng du khách đông đúc, ồn ào không?