Khi biển cất tiếng

 Khi biển cất tiếng
TPO - Sóng xô vào lỗ hang đá rồi bùng nổ thành những cột nước biển trắng xóa cao hàng chục mét kèm tiếng nổ lớn khiến người xem trầm trồ kinh ngạc.

Đó là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú tại hang đá “Blowhole” (Lỗ phun nước) nằm ở ven biển Kiama - thành phố nhỏ xinh kết nghĩa với Hội An của Việt Nam và được đánh giá là một trong những địa điểm du lịch “xanh, sạch, đẹp” nhất tiểu bang New South Wales, Australia.

Cách Sydney về phía nam khoảng 120 km, Kiama - tiếng thổ dân có nghĩa là “khi biển cất tiếng” - hình thành từ hai dòng dung nham núi lửa mạnh mẽ gọi là Geringong Volcanics, đến từ miệng núi lửa Saddleback nay đã ngưng hoạt động.

 Khi biển cất tiếng ảnh 1

Kiama thơ mộng

Bằng chứng trên vỉa đá vụn gần đây cho thấy có một cơn sóng thần cực lớn đã tràn vào bờ biển Kiama khoảng năm 1487 sau Công nguyên. Năm 1797, George Bass đã dừng lại Kiama trên chuyến tàu săn cá voi và trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá khu vực này.

Ông đã rất kinh ngạc khi lần đầu tiên phát hiện lỗ phun nước “Blowhole”-chính là một phần của quá trình xói mòn đá, tạo thành bazan dạng cột, hoặc đá latite.

Mỗi năm, hàng trăm ngàn du khách đổ về Kiama để chiêm ngưỡng vẻ đẹp “Blowhole”.

 Khi biển cất tiếng ảnh 2

Ngọn hải đăng ở Kiama

Một số hình ảnh “Blowhole” ở Kiama:

 Khi biển cất tiếng ảnh 3
 
 Khi biển cất tiếng ảnh 4
 
 Khi biển cất tiếng ảnh 5
 
 Khi biển cất tiếng ảnh 6
 
 Khi biển cất tiếng ảnh 7
 
 Khi biển cất tiếng ảnh 8
 
 Khi biển cất tiếng ảnh 9
 

“Blowhole””- Lỗ phun hoặc hang gió- là một khái niệm trong địa chất học. Lỗ phun là loại địa hình hình thành khi các hang bờ biển phát triển về phía đất liền và hướng lên phía trên, tạo thành những giếng thẳng đứng ăn thông với mặt đất bên trên và nước biển sẽ phun ra từ đó, nếu đặc điểm hình học của hang và điều kiện thời tiết đều thích hợp

Dương Võ
Từ Australia
MỚI - NÓNG