Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ

0:00 / 0:00
0:00
Khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích tòa thành cổ. Ảnh: Điền Quang
Khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích tòa thành cổ. Ảnh: Điền Quang
TPO - Tại khu vực tiếp giáp 3 phường Thủy Biều, Thủy Xuân và Phường Đúc (TP Huế) hiện còn lưu giữ dấu tích của một tòa thành cổ in dấu nền văn hóa Chăm-pa.

Đó là tòa thành Lồi, tồn tại ở xứ Huế qua hơn 1.000 năm, tọa lạc trên đồi Long Thọ, cách nội đô Huế chừng 4km. Tòa thành hiện được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, ở xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy (nay là TP Huế), tương truyền chúa Chiêm Thành có xây một tòa thành gọi là thành Phật Thệ. Nền cũ nay vẫn còn, tục gọi là “thành Lồi”.

Kết quả khảo sát cho thấy, chu vi tòa thành dài khoảng 2.000m có cấu trúc khép kín 4 mặt (trong đó lũy Nam 550m, lũy Đông 370m, lũy Tây 350m, lũy Bắc 750m) với đầy đủ hệ thống hào, thoát nước…

Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 1
Cây cối bám phủ phía trên một đoạn thành cổ. Ảnh Quang Phúc
Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 2

Khó nhận diện ra đây là một ngôi thành cổ 1.000 năm tuổi do người Chăm-pa xây dựng nếu không tìm hiểu thông tin từ trước. Ảnh: Quang Phúc

Về niên đại, theo cố giáo sư Trần Quốc Vượng, thành Lồi không thua kém gì thành Trà Kiệu (Quảng Nam). Năm 1989, đoàn nghiên cứu do cố giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn đầu sau khi khảo cổ thực địa, nghiên cứu Thành Lồi, đã nhận xét: “Thành Lồi là một thành Chiêm lớn, xây dựng trên vùng đồi Dương Xuân Thượng với đầy đủ hệ thống hào, hệ thống thoát nước...”. Thành được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ V - VI.

Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 3

Một đoạn thành Lồi xây bằng gạch trong tình trạng hoang phế. Ảnh: Quang Nhật (nld.vn)

Theo các tài liệu nghiên cứu, tòa thành được đắp bằng đất có gia cố một lớp gạch gần phía trên mặt. Vị trí tạo nên thành quách được triệt để lợi dung địa hình sẵn có của các ngọn đồi cao phía Nam sông Hương, đó là dãy đồi Long Thọ. Khi thi công, chủ công trình cho chỉ gia cố, đắp thêm một khối lượng vừa phải để nối kết khép kín vòng Thành. Phía đông và nam là đồi núi điệp trùng, đứng trên lũy thành có thể bao quát xung quanh từ khoảng cách xa.

Nguyên vật liệu xây đắp thành Lồi chủ yếu bằng đất đồi, đất đắp thêm, gạch và đá cuội. Kỹ thuật xây gạch theo kiểu mài chập liên kết thành khối vững chắc, không có mạch vữa như kỹ thuật xây dựng các công trình kiến trúc Champa.

Mặt cắt của thành được chia làm 3 tầng: Tầng thứ nhất từ bề mặt của thành xuống 1,8-2 m bằng đất nện chặt; tầng thứ 2 dày 0,5-1 m được đắp bằng gạch, đá cuội xen lẫn và tầng thứ 3 cách bề mặt 2,5-3 m dày 1,8-2 m được đắp bằng đất nện chặt.

Nguyên vật liệu xây đắp Thành Lồi chủ yếu bằng đất đồi, đất đắp thêm, gạch và đá cuội. Kỹ thuật xây gạch theo kiểu mài chập liên kết thành khối vững chắc, không có mạch vữa tựa kỹ thuật xây dựng các công trình kiến trúc Champa cổ khác.

Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 4

Bản vẽ về vị trí thành Lồi của Nguyễn Văn Quảng

Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 5
Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 6

Cạnh chân tòa thành Lồi là vô số mồ mả của người dân

Theo thời gian, cùng với sự tác động của chiến tranh, thời tiết và con người, thành Lồi dần trở nên hoang tàn và không còn giữ được hình dạng ban đầu của một tòa thành.

Hiện nay, nếu không có sự tìm hiểu, chuẩn bị thông tin từ trước, khi đến thăm thành Lồi, nhiều người chắc hẳn khó nhận diện ra đó là một di tích lịch sử cấp quốc gia.

Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 7
Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 8

Một đoạn thành được đắp bằng đất bị phủ kín bởi cây dại, cỏ tranh, lau lách. Ảnh: Quang Phúc

Dọc các bờ thành cổ hoang phế là các lùm cây dại, dây leo, cây dứa dại phủ bám; lối dẫn vào bờ thành âm u, rậm rạp cây dại. Cạnh di tích thành Lồi là vô số mồ mả của người dân. Các khu đất trống cạnh di tích thành cổ là những mảng rừng keo tràm...

Giờ đây thành Lồi chỉ có thể nhìn thấy rõ nhất qua những gò đất được đắp cao, mang dáng dấp của một tòa thành xưa.

Tháng 12/2014, thành Lồi được Bộ VH,TT&DL công nhận là di tích cấp quốc gia cần được bảo vệ.

Khám phá tòa thành cổ nghìn năm tuổi tại Huế có tên gọi cực lạ ảnh 9

Di tích thành Lồi hiện do Bảo tàng Lịch sử TT-Huế quản lý. Ảnh tư liệu Bảo tàng

Hiện chỉ còn đoạn thành phía nam của thành Lồi là còn lưu dấu tích tương đối rõ ràng. Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT-Huế - đơn vị quản lý di tích cấp quốc gia này - đã khoanh vùng bảo vệ di tích trên tổng diện tích 18.126,4 m2.

Trong đó khu vực khoanh vùng 1 bảo vệ di tích có diện tích 12.085,3 m2, khu vực 2 có diện tích 6.041,1 m2.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.