Huyền bí pho tượng Đức mẹ Măng Đen

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đức mẹ Măng Đen hay Đức mẹ Fatiama (nhiều người dân Tây Nguyên thân thuộc gọi là Đức mẹ cụt tay), toạ lạc tại thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Điều huyền bí, sau chiến tranh, bức tượng bị cụt tay, chức sắc Công giáo và nhà điêu khắc nhiều lần phục dựng lại pho tượng nhưng chỉ vài ngày sau đó, bức tượng lại trở về trạng thái cụt tay.

Bình an đến lạ kỳ

Trong những ngày đầu hè 2021, PV có dịp sải chân trên những cánh rừng của vùng đất núi rừng Tây Nguyên. Sau những ngày băng rừng, lội suối, chúng tôi cũng hiểu được phần nào văn hoá của người dân vùng đất đỏ bazan. Chúng tôi muốn tìm đến những điểm du lịch nổi bật của vùng đất này và nhiều người nhắc tới di tích Đức mẹ Măng Đen.

Huyền bí pho tượng Đức mẹ Măng Đen ảnh 1

Pho tượng Đức mẹ Măng Đen nhiều lần được khôi phục đôi tay nhưng bất thành. Ảnh tư liệu.

Trong chuyến đi cùng 2 người bạn khác, trong đó có anh Phạm Thanh Minh quê Hoà Bình đã lập nghiệp tại mảnh đất này từ 20 năm trước. Anh Minh chia sẻ: “Mỗi lần đến với Đức mẹ Măng Đen, tôi cảm thấy tâm hồn thanh thản, bình an, những mưu toan cơm áo gạo tiền cũng vơi đi”.

Không riêng anh Minh, nhiều người dân khác cũng cho biết, họ cảm nhận được sự bình an đến lạ thường khi đế với Đức mẹ Măng Đen. Có lẽ vì thế nên khu vực Đức mẹ Măng Đen trở thành Trung tâm hành hương không chỉ riêng người Công giáo mà của cả vùng đất Tây Nguyên này. Và theo kế hoạch tới đây, tỉnh Kon Tum cũng phát triển khi vực này thành trung tâm du lịch của địa phương.

Theo lời người dân địa phương, tượng Đức Mẹ Măng Đen được làm bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 1 mét. Tượng được đặt trên một bệ tượng làm bằng xi măng kết với đá cuội tự nhiên. Phần thân tượng mang điểm hình dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu được phục chế lại mang khá nhiều hình dáng phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam.

Huyền bí pho tượng Đức mẹ Măng Đen ảnh 2

Tượng Đức mẹ Măng Đen được làm mái che.

Pho tượng cụt tay xấu xí là yếu tố độc đáo, độc nhất vô nhị, biểu lộ sức thiêng phi thường mà người ta không tìm thấy ở bất cứ trung tâm Thánh Mẫu nào khác. Phần tay tuy được phục chế nhiều lần, nhưng về sau được giữ nguyên hình dáng tay cụt. Một số giáo dân cho rằng, với hình dáng cụt tay như trên, làm liên tưởng đến hình tượng Đức Mẹ phù hộ cho con người bất hạnh mắc các bệnh như; phong cùi, HIV/AIDS…

Giữa khung cảnh rừng núi mênh mông, thâm u, xung quanh là rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, với những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” được Giáo dân mang đến, bức tượng hiện lên với đầy vẻ linh thiêng, huyền bí…

Linh mục Giuse Nguyễn Minh Công cho biết, đây là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng và được đưa đến Măng Đen bằng trực thăng. Tượng được dựng trên một trụ đài đơn sơ vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh, bức tượng cũng bị hư hỏng và bị bỏ sâu trong rừng rậm. Sau chiến tranh, bức tượng bị bỏ phế trong một thời gian dài vì không có tuyến giao thông và không có cư dân sinh sống gần đó.

Đầu thập niên 1980, do chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới của Chính phủ, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này. Bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất tay, không rõ nguyên nhân.

Không thể phục chế được đôi tay

Huyền bí pho tượng Đức mẹ Măng Đen ảnh 3

Khu vực Đức mẹ Măng Đen trở thành trung tâm hành hương. Ảnh: Đ.H

Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành sau khi tách khỏi huyện Kon Plông cũ và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới được đặt tại Măng Đen. Tuyến Quốc lộ 24 cũng được dự định mở rộng kéo dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, theo thiết kế, con đường xây dựng sẽ đi qua khu vực tượng Đức mẹ. Đáng chú ý, trong số người làm đường có anh Hoàng là người Công giáo, đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay. Tuy nhiên, không rõ vì sao đôi tay không thể phục chế được.

Năm 2004, những người làm đường đã điều chỉnh tuyến đường để tránh xâm hại đến bức tượng Đức mẹ Măng Đen.

Huyền bí pho tượng Đức mẹ Măng Đen ảnh 4

Du khách thập phương hành hương về Đức mẹ Măng Đen. Ảnh: Đ.H

Theo tài liệu của Tòa Giám mục Kon Tum, linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn đã tìm được một phần bàn tay và một phần đốt tay trỏ của tượng Mẹ” vào ngày 28/12/2006.

Ngày 9/12/2007, Giám mục Hoàng Đức Oanh cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân đã tổ chức dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Từ đó, nơi đây trở thành một nơi hành hương của các giáo dân vùng Tây Nguyên và ngày 9/12 trở thành Ngày Hành hương Đức Mẹ Măng Đen của Giáo phận Kon Tum.

Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng. Bởi theo quy hoạch tổng thể của thị trấn Măng Đen phải nắn lại tuyến đường quốc lộ đi qua khu vực tượng Đức mẹ Măng Đen. Một khu du lịch sinh thái được mệnh danh Đà Lạt thứ hai được xây dựng cách tượng Măng Đen 2 km, cạnh sân bay Măng Đen cũ. Đồng thời, một trung tâm hành hương và du lịch tôn giáo cũng được quy hoạch xây dựng tại khu vực đặt tượng, với diện tích rộng trên 20 ha.

Ngày 10/9/2011, Sứ thần Tòa Thánh, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam là Tổng giám mục Leopoldo Girelli đã đến viếng và chủ trì thánh lễ kính Đức Mẹ. Cuối tháng 11, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum cũng gửi văn bản cho Tòa Giám mục Kon Tum về việc chính thức chấp nhận việc tổ chức hành hương tôn giáo tại Măng Đen. Tòa Giám mục Kon Tum cũng ra thông báo thành lập Giáo xứ Kon Xơm Luh, phụ trách việc quản lý linh địa Măng Đen.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.