Hành trình xóa bỏ hủ tục trong tang lễ của đồng bào Mông ở Thanh Hóa

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Từ việc người chết để lâu ngày rồi quàng vào gốc cây, hang đá đến nay đã được đưa vào quan tài chôn cất, là hành trình tưởng đơn giản nhưng vô cùng gian nan ở các bản đồng bào người Mông sinh sống tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa).

Bỏ bắn súng báo hiệu người chết...

Cách trung tâm huyện Mường Lát khoảng 12km về phía Tây, bản Pù Toong, xã Pù Nhi có 74 hộ dân, với 324 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông. Câu chuyện dài về việc đưa nếp sống văn hóa mới trong tang lễ của đồng bào nơi đây được coi là “kỳ tích” của bản.

Ông Lâu Gia Pó, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi cho biết, đồng bào Mông quan niệm, mỗi khi có người qua đời mà khi sống có uy tín thì sẽ được người trong gia đình ra sân bắn súng báo hiệu cho dân bản biết. Nếu là nữ được bắn theo số chẵn từ 6 đến 8 tiếng súng. Nếu là nam được bắn theo số lẻ từ 7 đến 9 tiếng súng.

Thực hiện Nghị định số 47/CP, ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, cấp ủy đảng, chính quyền và Công an xã Pù Nhi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến bà con việc tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vi phạm pháp luật. Hiểu được về tác hại, những nguy cơ của việc tàng trữ, sử dụng súng, đại đa số đồng bào Mông, xã Pù Nhi đã xóa bỏ tập tục trên.

Hành trình xóa bỏ hủ tục trong tang lễ của đồng bào Mông ở Thanh Hóa ảnh 1

Một góc bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát

Nghiên cứu về lịch sử dân tộc mình, ông Lâu Gia Pó cho biết: Giống như cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, xa xưa đồng bào Mông cũng thực hiện các nghi thức đưa người chết vào quan tài. Nhưng vì tập quán di cư nên trong quá trình đi nơi này đến nơi khác, khi có người chết không tổ chức tang lễ được chu toàn, do đó, đồng bào Mông đã cải biến đưa lên cáng rồi quàng vào các gốc cây, hang đá để tiện cho việc thờ cúng. Qua hàng trăm năm, việc đưa người chết nằm trên cáng đã trở thành thói quen, tập tục mang tính tâm linh của đồng bào Mông.

Suốt trong thời gian người chết chưa được đem đi chôn cất, gia đình tang chủ tổ chức lễ cúng linh đình để con, cháu thể hiện lòng hiếu nghĩa. Nhiều trâu, bò, lợn, gia cầm cũng được giết mổ phục vụ cho lễ cúng gây tốn kém.

"Từ những nghiên cứu về lịch sử đồng bào Mông, chúng tôi nhận thấy cần xóa bỏ hủ tục trong tang ma. Muốn vậy, công tác tuyên truyền phải đi trước một bước để khơi thông tư tưởng, nhận thức của đồng bào Mông về thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ. Và chính những cán bộ, đảng viên người Mông phải vận động người thân, gia đình, dòng họ “đi trước, làm trước” đưa người chết vào quan tài để bà con thấy được thực tiễn, dần dần nghe theo, rồi sẽ tự giác xóa bỏ những hủ tục lạc hậu” - ông Lâu Gia Pó nói.

...và xóa bỏ hủ tục

Giữa năm 2013, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Giai đoạn I từ 2013-2015, được triển khai thí điểm tại 7 bản đồng bào Mông của xã Pù Nhi. Giai đoạn II từ năm 2016-2020, triển khai sâu rộng trên địa bàn 37 bản có đồng bào Mông, thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn.

Hành trình xóa bỏ hủ tục trong tang lễ của đồng bào Mông ở Thanh Hóa ảnh 2

Đời sống của nhiều bản người Mông ở Mường Lát đã đổi thay, phát triển.

Không chỉ lặn lội đi khắp các bản có đồng bào Mông trong huyện Mường Lát để tuyên truyền, vận động cho mọi người dân xóa bỏ hủ tục trong tang ma, gia đình ông Lâu Minh Pó (ở xã Pù Nhi, nguyên Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát) còn tiên phong mở đầu cho cuộc “cách mạng” đưa người chết vào quan tài.

Ông Lâu Minh Pó nhớ lại, năm 2013, ông nhận tin báo chú ruột là cụ L.C.D ở bản Pha Đén, xã Pù Nhi không may qua đời. Khi ông về đến bản thì cũng là lúc mọi người đang chuẩn bị cáng tre treo thi hài cụ lên vách nhà. Thấy vậy, ông Lâu Minh Pó đã cố gắng thuyết phục những người thân trong dòng họ, gia đình đưa xác cụ L.C.D vào quan tài giống như đồng bào các dân tộc khác thường làm. Nhiều người trong dòng họ, gia đình đã phản đối ý kiến của ông. Sau một đêm thuyết phục ông Lâu Minh Pó cùng một số cán bộ xã Pù Nhi đã thành công trong việc đưa thi thể cụ L.C.D vào quan tài.

Kiên trì vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền, cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị xã Pù Nhi và các địa phương khác đã cùng vào cuộc đi đến từng bản để vận động các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ và đồng bào thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong tang lễ.

Thiết thực hơn, thông qua nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh Thanh Hóa, 7 bản đồng bào Mông đã hoàn thành việc quy hoạch nghĩa trang tập trung, có đường giao thông đi lại thuận lợi. Bên cạnh đó, gia đình có người qua đời thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ được hỗ trợ 1 cỗ quan tài gỗ và 3 triệu đồng tiền mặt.

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn trong việc xóa bỏ hủ tục, nhưng những kết quả đạt được sau 7 năm thực hiện, Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” có tác động lớn đến đổi thay, phát triển trong đời sống nói chung của đồng bào Mông. Thể hiện sự đoàn kết, niềm tin của các cấp ủy, chính quyền với Nhân dân…

Kết thúc giai đoạn I, tại 7 bản đồng bào Mông, xã Pù Nhi có hơn 70% hộ gia đình khi người thân qua đời đã thực hiện thủ tục khai tử với chính quyền địa phương theo quy định và khâm liệm, đưa vào quan tài, chôn cất tại nghĩa trang tập trung của bản. Ngoài ra, 7/7 bản thực hiện quy ước nếp sống văn hóa trong tang lễ; 70% già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ và người có uy tín ký cam kết thực hiện theo đúng nội dung đề án.

Từ những tín hiệu vui trong cuộc “cách mạng” xóa bỏ những hủ tục trong tang ma ở 7 bản đồng bào Mông, xã Pù Nhi, từ năm 2016, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục triển khai sâu rộng Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” tại 37 bản có đồng bào Mông sinh sống, thuộc các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn.

Tại 37 bản đã có 380/409 đám tang đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ. Trong đó, có 378 đám tang thực hiện khâm liệm và đưa người chết vào quan tài trong thời gian khoảng 6 - 12 giờ sau khi chết; 402 người chết đã được thực hiện thủ tục khai tử với chính quyền địa phương theo quy định; 141 người chết đưa vào chôn cất tại nghĩa trang bản.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.