Hàng loạt vi phạm tại nhà máy xử lý rác nghìn tỉ ở Kon Tum

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ngày 7/3, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thủ tục, quá trình đầu tư Nhà máy xử lý và tái chế rác thải của Cty TNHH Song Nguyên Kon Tum.

Theo tìm hiểu, nhà máy này khởi công xây dựng tháng 12/2015 tại TP.Kon Tum, công suất xử lý 200 tấn rác thải sinh hoạt/ngày đêm với tổng kinh phí tới 1.439 tỉ đồng. Dự án cuối năm 2019 đưa vào sử dụng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thiện.

Hàng loạt vi phạm tại nhà máy xử lý rác nghìn tỉ ở Kon Tum ảnh 1

Nhà máy phân loại rác thủ công vì chưa xây dựng lò đốt

Tại dự án, nhiều hạng mục vẫn chưa được xây dựng, như nhà chứa chất thải độc hại, nhà chứa nhận và phân tách rác, nhà bán thành phẩm. Bên cạnh đó, dự án này còn mắc nhiều vi phạm trong xây dựng, như trong hồ sơ thiết kế, nhà xưởng của nhà máy có diện tích hơn 7.200m2 nhưng lại xây dựng lên đến hơn 7.900m2; nhà kho thành phẩm có diện tích 2.400m2 nhưng trên thực tế chỉ có diện tích hơn 1.400m2, sai giấy phép xây dựng và sai vị trí xây dựng.

Theo Sở Xây dựng Kon Tum, nhà máy xử lý rác đã chậm tiến độ so với chủ trương đầu tư của UBND tỉnh. Vì vậy, sở này kiến nghị UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét làm rõ khả năng thực hiện dự án theo quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời xem xét các điều kiện để tham mưu UBND tỉnh quyết định chấm dứt hoạt động dự án hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo nguồn tin Tiền Phong, dù chưa hoàn thiện việc xây dựng nhưng từ năm 2018, nhà máy đã được tạo điều kiện để xử lý rác của TP.Kon Tum. Tuy nhiên, vì không có lò đốt nên nhà máy này phải phân loại rác thủ công, sau đó đưa đi xử lý để tái chế, làm phân bón hoặc chôn lấp. Đến năm 2021, nhà máy không thể tham gia đấu thầu vì không đủ năng lực cũng như không đảm bảo về vấn đề môi trường. Kể từ thời điểm đó đến nay, nhà máy phải đóng cửa không hoạt động.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.