'Giải mật' toàn bộ đường hầm dưới đấu trường La Mã

0:00 / 0:00
0:00
Mạng lưới dưới lòng đất của đấu trường La Mã, Rome
Mạng lưới dưới lòng đất của đấu trường La Mã, Rome
TP - Lần đầu tiên, khách du lịch đến thăm đấu trường La Mã ở Rome (Ý) có thể khám phá toàn bộ các đường hầm và căn phòng dưới lòng đất, nơi các đấu sĩ và động vật hoang dã từng chuẩn bị cho trận chiến.

Trải dài hơn 15.000 mét vuông, tầng hầm của di tích 2.000 năm tuổi được mở cửa cho công chúng tham quan sau khi hoàn thành dự án trùng tu do hãng thời trang Ý Tod's tài trợ.

Mặc dù kể từ năm 2010, du khách đã có thể đi vào mạng lưới dưới lòng đất - nằm bên dưới đấu trường và hoàn toàn vô hình đối với khán giả thời cổ đại, họ chỉ được phép thăm quan một phần nhỏ của nó. Giờ đây, nhiều lối đi mới thiết lập cho phép mọi người khám phá tất cả đường hầm và các khoang bên trong.

Bà Alfonsina Russo, giám đốc đấu trường La Mã, cho biết mạng lưới được khai quật lần đầu vào thế kỷ 19, là "hậu trường" thực sự của nơi này.

"Hôm nay, chúng tôi sẽ trả lại cho công chúng một di tích bên trong một di tích", bà Russo nói. "Điều chúng tôi rút ra được từ dự án là mạng lưới đã có lịch sử dài 400 năm, kể từ ngày đấu trường mở cửa vào năm 80 sau Công nguyên, cho đến buổi trình diễn cuối cùng của nó - năm 523". Bà cũng cho biết 15 hành lang được phục hồi vẫn mang nhiều "dấu vết lịch sử để lại qua thời gian".

Theo ông Diego Della Valle, chủ tịch của Tod's, hơn 80 nhà khảo cổ học, kiến trúc sư và kỹ sư đã tham gia vào dự án kéo dài hai năm để "đem một di tích lịch sử mà cả thế giới yêu mến trở lại trung tâm của sự chú ý".

Đã có nhiều lời chỉ trích khi bộ trưởng Bộ Văn hóa của Ý, ông Dario Franceschini, công bố một số dự án công tư để phục hồi các di tích của Rome. Việc khôi phục lại mạng lưới đường hầm là phần thứ hai trong dự án ba giai đoạn của đấu trường La Mã, bắt đầu cách đây 8 năm và Tod's đã đầu tư tổng cộng 25 triệu Euro (687 tỉ VND).

Giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc dọn dẹp mặt tiền của đấu trường La Mã và phần cuối cùng, dự kiến hoàn thành vào năm 2024, sẽ là quá trình khôi phục các phòng trưng bày và hệ thống chiếu sáng, cũng như thêm một trung tâm tham quan mới.

"Việc hợp tác toàn diện giữa công và tư là đúng đắn", ông Franceschini nói. "Dự án thực sự quan trọng và thể hiện cách một công ty Ý, sau khi xuất khẩu trên toàn thế giới, quay trở lại đầu tư để bảo vệ di sản văn hóa và nghệ thuật của đất nước mình".

Các thương hiệu Ý khác đã tài trợ cho công cuộc tu bổ các di tích quan trọng bao gồm Fendi, công ty đã khôi phục Đài phun nước Trevi, và hãng Bulgari với công trình Bậc thang Tây Ban Nha.

Trong khi đó, một dự án khôi phục lại nền của Đấu trường La Mã trở lại vẻ hoàng kim của nó dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2023. Sân khấu công nghệ cao mới sẽ được sử dụng để tổ chức các sự kiện văn hóa, cũng như có thể mở ra và đóng lại để bảo vệ mạng lưới tầng hầm bên dưới khỏi trời mưa.

Theo theguardian.com
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.