'Đuổi' COVID bằng chèo, cải lương

0:00 / 0:00
0:00
NSND Tự Long là người thể hiện tới 10 bài chèo và 2 bài cải lương ủng hộ tinh thần chống dịch COVID-19 do tác giả Lê Thế Song soạn lời và chuyển thể
NSND Tự Long là người thể hiện tới 10 bài chèo và 2 bài cải lương ủng hộ tinh thần chống dịch COVID-19 do tác giả Lê Thế Song soạn lời và chuyển thể
TP - Không chỉ âm nhạc hiện đại, thời gian qua, âm nhạc truyền thống cũng góp tiếng nói tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 thông qua nhiều tác phẩm đặc sắc.

Một trong những người tiên phong đưa cải lương, chèo… lên làm “vũ khí” sắc bén chống dịch với ca từ thấm đẫm tính nhân văn, lan toả trong cộng đồng những thông điệp sâu sắc chính là soạn giả Lê Thế Song.

Không đứng ngoài cuộc

'Đuổi' COVID bằng chèo, cải lương ảnh 1

Soạn giả Lê Thế Song (bên trái) cũng NSND Tự Long đang thu âm một ca khúc ủng hộ tinh thần chống dịch COVID-19

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Lê Thế Song đã dành nhiều tâm sức để viết các ca khúc âm nhạc truyền thống tuyên truyền về phòng, chống dịch. “Là một tác giả sân khấu, tôi không thể đứng ngoài cuộc trước những vấn đề lớn lao của đất nước và những biến cố xảy ra với người dân như đại dịch COVID-19. Tôi luôn đau đáu làm sao để vừa khích lệ lực lượng nơi tuyến đầu như y bác sĩ, quân đội, công an…, vừa cổ động người dân ý thức hơn trong phòng chống, dịch.

Được chứng kiến lực lượng y, bác sĩ tài năng, quên mình bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, trong đó có những người bạn của tôi đang làm nhiệm vụ thiêng liêng, đã nhiều tháng nay chưa về nhà, tôi thực sự cảm động và muốn được viết những bài hát tri ân tới họ”, Lê Thế Song chia sẻ.

Ban đầu chỉ là sáng tác vui, nhưng điều khiến anh bất ngờ là những ca khúc nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của nhiều nhà hát nghệ thuật truyền thống và nghệ sĩ nổi tiếng, như: Tự Long, Thúy Ngần, Thanh Tuấn, Thanh Hương, Diệu Hằng, Phương Mây, Bích Ngọc… Nhiều nghệ sĩ đã thu âm và đăng tải các ca khúc trên YouTube, Facebook, Zalo…, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, góp phần tuyên truyền phòng, chống dịch.

Bài hát cải lương “Thiên thần áo trắng chiến thắng Corona” của anh được NSƯT Hoàng Tùng và nghệ sĩ Xuân Hồng thể hiện khi xuất hiện trên mạng đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của khán giả. Phần lời bài hát ca ngợi công đức của các bác sĩ - những thiên thần áo trắng không quản ngại gian nguy lao lên tuyến đầu giành lại sự sống cho bao người.

Tác giả Lê Thế Song còn viết bài hát “Bắc Ninh, Bắc Giang niềm tin chiến thắng” với sự kết hợp mạnh dạn, độc đáo của dân ca quan họ và cải lương, do NSND Tự Long và nghệ sĩ Xuân Hồng biểu diễn, nhận được hơn 12.000 lượt chia sẻ và khoảng 2 triệu lượt xem… Với âm nhạc truyền thống, đây thực sự là những con số ấn tượng.

Khi dịch xảy ra ở TPHCM, Lê Thế Song cho ra đời các tác phẩm cải lương “Chặn dịch kiên cường thành phố yêu thương”, “Thành phố nghĩa tình căng mình chống dịch” và “Thành phố Hồ Chí Minh căng mình chống dịch” do NSND Tự Long thể hiện, hay như bài chèo “Gửi anh người lính biên phòng chặn dịch” qua giọng hát của NSND Khắc Tư và NSND Thuý Ngần. Rồi bài chèo “Hãy đợi em về”, “Ngày về chiến thắng”, “Khúc hoan ca chiến thắng Corona”…

Cơ hội để âm nhạc truyền thống có thêm lớp khán giả mới

Lê Thế Song sinh ra và lớn lên ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, nơi có chiếu chèo nổi tiếng Làng Ngò. Tuổi thơ anh thấm đẫm trong câu hát chèo của các cụ, các ông bà và những hình mẫu nhân vật trong các tích chèo cổ, đó là lý do anh lựa chọn sân khấu truyền thống như một điều hiển nhiên.

Tốt nghiệp Khoa Biên kịch kịch hát dân tộc của Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Lê Thế Song đã nắm được trình thức và lề lối sáng tác kịch bản rồi tự tin viết kịch bản cho sân khấu chèo. Sau đó, anh mạnh dạn tham gia các bộ môn nghệ thuật kịch hát khác như cải lương, tuồng, dân ca và viết cả kịch bản kịch nói, kịch bản lễ hội…

Chưa đến chục năm hoạt động sáng tác kịch bản sân khấu, nhưng Lê Thế Song đã trở thành một gương mặt nổi bật được nhiều đơn vị nghệ thuật tìm đến và đã nhận được nhiều giải thưởng lớn tại các Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Là tác giả kịch hát dân tộc với khoảng 30 vở diễn đã được dàn dựng và biểu diễn, âm nhạc truyền thống thấm vào máu, nên việc chọn làn điệu, soạn lời cho ca khúc ủng hộ chống dịch COVID-19 với Lê Thế Song cũng dễ dàng hơn. Hiện tại, anh đã sáng tác được khoảng 20 ca khúc mang tinh thần này, chủ yếu là thể loại chèo, cải lương và đang phổ biến trên kênh YouTube qua giọng ca của nhiều nghệ sĩ âm nhạc truyền thống nổi tiếng.

Lê Thế Song lạc quan cho rằng, âm nhạc thời corona sẽ mở ra cơ hội để nghệ thuật truyền thống đến với đông đảo khán giả hơn và có thêm lớp khán giả mới sau khi dịch bệnh qua đi. “Mong muốn lớn nhất của tôi lúc này là dịch COVID-19 sẽ sớm kết thúc để tôi có thể viết nhiều hơn những ca khúc mang nụ cười chiến thắng”, anh tâm sự.

Là một trong những người đã thu âm, thể hiện nhiều nhất các ca khúc của soạn giả Lê Thế Song, NSND Tự Long chia sẻ: “Những làn điệu trữ tình của âm nhạc chèo và cải lương có rất nhiều lợi thế để diễn tả tình cảm của con người chia sẻ với nhau trong mùa dịch. Trong lúc dịch giã, anh em nghệ sỹ chúng tôi không được đi biểu diễn, ngoài việc phải tự lo bảo vệ cho bản thân mình và gia đình, thì việc cho ra các tác phẩm, các ca khúc động viên mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay với Chính phủ chống dịch là trách nhiệm của người nghệ sỹ chúng tôi”.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.