Du lịch cộng đồng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nghệ An vừa ban hành một số chính sách giúp người dân các huyện miền núi phát triển sinh kế bền vững, tạo cơ sở để các địa phương bảo vệ, phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc, nét đặc sắc vùng miền.

Từ năm 2016, mô hình du lịch cộng đồng được phát triển tại bản Na, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An. Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân làm du lịch cộng đồng đã dần ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Huyện Con Cuông hiện có 4 điểm du lịch cộng đồng, trong đó, 2 điểm bản Nưa (xã Yên Khê) và bản Khe Rạn (xã Bồng Khê) được Hội đồng và Tổ tư vấn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao. Đến nay, du lịch cộng đồng đã tiếp được 49.178 lượt khách. Tổng thu nhập từ loại hình du lịch này trên 7 tỷ đồng.

Du lịch cộng đồng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ảnh 1
Du khách nước ngoài say sưa với điệu nhảy sạp tại điểm du lịch cộng đồng bản Khe Rạn, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông

Tuy nhiên, các điểm du lịch cộng đồng ở Nghệ An vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ trong khuôn viên hộ gia đình; chưa có sự liên kết, kết nối thành một quần thể du lịch như ở nhiều mô hình khác. Du khách đến với loại hình này chủ yếu chỉ dừng ở ăn uống, ngủ nghỉ và chưa có nhiều trải nghiệm hấp dẫn để có thể lưu trú lâu dài.

Để phát triển, Nghệ An đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nhằm giúp người dân ở các huyện miền núi phát triển sinh kế bền vững và tạo cơ sở để các địa phương bảo vệ, phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc, nét đặc sắc vùng miền.

Kinh phí hỗ trợ nhằm giúp các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và tập huấn nghiệp vụ; đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí cho các gia đình xây dựng nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị ban đầu; hỗ trợ đội văn nghệ của các thôn, bản mua sắm nhạc cụ và trang phục biểu diễn để phục vụ du khách.

Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An cũng ban hành Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, với tổng kinh phí khoảng 10,3 tỷ đồng. Vừa qua, địa phương này đã triển khai hỗ trợ cho 4 mô hình tại 4 bản của 4 huyện miền tây Nghệ An với 12 hộ gia đình tham gia. Tổng kinh phí hỗ trợ trong năm 2021 là 1.940 triệu đồng.

MỚI - NÓNG
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.