Dòng tu Thiên Chúa giáo chính thức tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Giáo hoàng Francis trong ngày lễ “Chúa Chiên lành”Ảnh: V.T.C
Giáo hoàng Francis trong ngày lễ “Chúa Chiên lành”Ảnh: V.T.C
TP - Vừa qua, Giáo hội Công giáo đã cử hành Thánh lễ “Chúa Chiên lành”, giới thiệu tôn chỉ, mục đích, tu phục của một số dòng tu chính thức tại Việt Nam.

- Dòng Đa Minh nam, thành lập năm 1216 tại Pháp và đến Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 17. Tu sĩ của dòng, xác tín sâu xa về các mầu nhiệm thánh, dùng lời nói…để thuyết phục con người về với chân lý cứu rỗi.

- Dòng Đa Minh nữ, thành lập khoảng năm 1950. Tu sĩ của dòng, tập trung giáo dục đức tin, văn hóa cho thanh thiếu niên; quan tâm đến những ngươi nghèo khổ và bi áp bức...

- Dòng Mến Thánh Giá, thành lập khoảng đầu thế kỷ 17. Tu sĩ của dòng, phục vụ ơn cứu độ trong Hội Thánh bằng tất cả mọi phương tiện và đối với mọi người.

- Dòng Chúa Cứu Thế nam, nữ, được thành lập tại Ý năm 1732 và đến Việt Nam năm 1925. Tu sĩ của dòng, truyền giáo cho lương dân, giảng đại phúc, giảng tĩnh tâm, truyền thông, lo cho những bệnh nhân phong...

- Dòng Cát Minh thành lập tại Việt Nam năm 1861. Tu sĩ của dòng, sống tu đức trong chiêm niệm, tách rời trần thế, âm thầm cầu nguyện và hy sinh để hỗ trợ cho việc truyền giáo trong Giáo hội.

- Dòng Phan-xi-cô Assisi, thành lập vào thế kỷ 13 và có mặt tại Việt Nam vào thế kỷ 17. Tu sĩ của dòng, sống cuộc đời nghèo khó để loan báo Tin Mừng, săn sóc những người nghèo khổ.

- Dòng Phao-lô, thành lập năm 1696 tại Pháp và đến Việt Nam năm 1860. Tu sĩ của dòng, chăm lo cho các trẻ em nghèo, thất học; giúp đỡ người tàn tật, mở các bệnh viện, nhà dưỡng lão, viện cô nhi, trường câm điếc...

Dòng tu Thiên Chúa giáo chính thức tại Việt Nam ảnh 1

Các cháu nhỏ giới thiệu tu phục tại thà thờ Hà Đông, Tổng Giáo phận Hà Nội

trong ngày lễ “Chúa Chiên lành”Ảnh: Minh Đức

- Dòng Xi-tô, Biển Đức, thành lập năm 520. Đan viện có mặt tại Việt Nam năm 1935. Tu sĩ của dòng, cầu nguyện và lao động, đó là chương trình sống và là con đường nên thánh.

- Dòng Nữ Tử Bác Ái, thành lập đầu thế kỷ 17 và đến Việt Nam năm 1928. Tu sĩ của dòng, dâng hiến cuộc đời để phục vụ những kẻ nghèo khổ, bệnh tật.

- Dòng Đức Bà Truyền Giáo, thành lập tại Pháp năm 1861 và đến Việt Nam năm 1924. Tu sĩ của dòng, sống đời tận hiến và truyền giáo, dạy học và phục vụ người nghèo.

- Dòng Gioan Thiên Chúa, thành lập khoảng thế kỷ 12-13 và đến Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tu sĩ của dòng, chăm lo các bệnh nhân, phục vụ tại các bệnh viện.

- Dòng sư huynh La San, thành lập năm 1860 tại Pháp và đến Việt Nam năm1866. Tu sĩ của dòng, dành trọn thời gian cho việc giáo dục, nhất là những người nghèo trong tinh thần Ki-tô giáo.

- Dòng Phan Sinh Thừa Sai, thành lập tại Pháp năm 1877 và đến Việt Nam năm 1932. Tu sĩ của dòng, tận hiến cho sứ vụ theo tình thần khó nghèo, phục vụ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và xã hội.

- Dòng Don Bosco, thành lập tại Ý năm 1841, đến Việt Nam vào năm 1953. Tu sĩ của dòng, chuyên lo việc giáo dục giới trẻ, mở các lớp dạy nghề.

- Dòng Tên, thành lập năm 1540 tại Ý và đến Việt Nam từ đầu thế kỷ 18. Tu sĩ của dòng, hiến thân phục vụ Hội Thánh và con người trong mọi lĩnh vực truyền giáo, văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật...

- Dòng Mân côi, được Đức giám mục Đaminh Hồ Ngọc Cẩn thành lập năm 1946. Tu sĩ của dòng, giúp đỡ người bệnh, giúp các giáo xứ, giáo dục từ thiện...

- Linh mục Triều: Khấn đức vâng phục và cộng tác với giám mục sở tại để coi sóc đoàn chiên được trao phó. Linh mục Triều là cánh tay nối dài của giám mục trong việc coi sóc các đoàn chiên.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

TPO - Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất bốn nhóm giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có nêu ý kiến cần bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người.
Bạn trẻ tham gia gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống (Trong ảnh là hoạt động đưa văn hóa truyền thống vào trường học ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang). Ảnh: Xuân Tùng

Bảo vệ biên cương văn hóa bằng sức mạnh nội sinh

TP - Trước tác động mãnh liệt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào mọi lĩnh vực của đời sống, cần hết sức chú ý tới sức mạnh mềm của văn hoá; nâng cao trình độ và bản lĩnh sáng tạo của con người, nhất là thế hệ trẻ để bảo vệ biên cương văn hoá bằng sức mạnh nội sinh của văn hoá, con người Việt Nam...