Đồng bào Thái tổ chức Lễ mừng cơm mới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lễ hội mừng cơm mới năm 2022 vừa được UBND xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La tổ chức trong 2 ngày 27-28/8. Đây là một tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, mang đậm bản sắc văn hóa nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Mở đầu lễ hội là nghi thức cúng cơm mới tại nhà thờ Đon Hó, bản Mường Chiến; nhà thờ thần cây sa mu, bản Nà Tâu. Thầy cúng thực hiện các nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Đồng bào Thái tổ chức Lễ mừng cơm mới ảnh 1

Phụ nữ xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, làm cốm tại Lễ hội mừng cơm mới. (Ảnh: TTXVN)

Sau khi làm lễ ở nhà thờ tổ, các hộ dân chuẩn bị lễ cúng cơm mới tại gia đình. Tùy điều kiện từng gia đình mà mời khách đến chung vui. Phụ nữ làm cốm, nấu cơm từ gạo thu hoạch của vụ mới; đàn ông chế biến các món ăn từ lợn, gà, cá, bò, dê, ong rừng...

Mâm lễ cúng tổ tiên được chủ gia đình bày giữa nhà, gần bàn thờ tổ tiên. Kết thúc lễ cúng, chủ nhà và khách cùng chung vui bên chum rượu cần, chén rượu nếp sữa.

Cùng với đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân tộc thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương tham gia trải nghiệm, khám phá như: ném pao; giã cốm; thi ẩm thực; bắt cá; bắn nỏ; hái sơn tra; bịt mắt bắt vịt; đi cầu thăng bằng...

Đồng bào Thái tổ chức Lễ mừng cơm mới ảnh 2

Trò chơi bịt mắt bắt vịt tại Lễ hội mừng cơm mới ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. (Ảnh: TTXVN)

Lễ hội mừng cơm mới là một nét văn hóa truyền thống lâu đời, mang đậm tính nhân văn, được cộng đồng các dân tộc ở Ngọc Chiến gìn giữ từ đời này sang đời khác. Đây cũng là dịp để giáo dục các thế hệ con cháu biết quý trọng sức lao động, giúp gia đình, dòng họ đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

 Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

TPO - Trong tháng 10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trong đó chủ đề chính là “Khám phá nét ẩm thực dân tộc”.
Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

TPO - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (Viện FNF Việt Nam) vừa tổ chức lớp tập huấn tiếp cận mô hình sinh kế hiệu quả với chi phí ban đầu rất thấp cho đồng bào Khmer tại thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

TPO - Đó là trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phối hợp Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện Nam Đông tổ chức, gắn với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống do đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo nên trong tiến trình phát triển xã hội.
Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

TPO - Đây là lần thứ 2 nữ đại biểu Thào Thị Anh, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Sơn La xuống Hà Nội và là lần đầu tiên được tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nữ sinh dân tộc Mông háo hức theo chân hướng dẫn viên tìm hiểu các hiện vật và lịch sử dân tộc trong niềm tự hào.