Độc đáo tục 'bắt' chồng lúc nửa đêm của sơn nữ K'Ho

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Người K'ho theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ hoàn toàn chủ động việc tìm chồng, cưới xin.

Từ tháng giêng đến tháng tư, là khoảng thời gian các thiếu nữ K’Ho xúng xính váy áo, sắm sửa du xuân để tìm chồng. Sau vài bận gặp gỡ bạn bè, nếu “ưng bụng” một chàng trai nào đó, người con gái sẽ về nhà đòi cha mẹ đến nhà chàng trai đó đặt vấn đề “bắt chồng”.

Hôn lễ được tiến hành qua hai giai đoạn là lễ hỏi và lễ cưới. Lễ hỏi diễn ra ở nhà trai và thường tổ chức vào ban đêm vì nhà gái muốn tránh bị dân làng gièm pha nếu việc “bắt chồng” không thành. Lễ vật trong đám hỏi gồm 2 vòng đồng, gà, rượu cần, xôi nếp …

Độc đáo tục 'bắt' chồng lúc nửa đêm của sơn nữ K'Ho ảnh 1

Nhà trai kiểm tra lễ vật thách cưới.

Độc đáo tục 'bắt' chồng lúc nửa đêm của sơn nữ K'Ho ảnh 2
Cô gái K'Ho đeo vòng đồng cho chàng trai

Khi người con gái đến dạm hỏi, nếu đồng ý, nhà trai sẽ đưa ra một mức giá thách cưới và nhà gái phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà trai. Lễ vật thách cưới gồm trâu, chiêng quý (Ma-la), ché cổ (Sơn-tồ). Ngoài ra còn có heo, gà, chuỗi hạt cườm, quần áo và khăn dệt thổ cẩm…

Nếu nhà trai thách cưới quá cao thì nhà gái xin khất nợ và sẽ trả sau đám cưới. Có những gia đình quá nghèo nên phải nhiều năm sau mới trả đủ lễ vật thách cưới.

Sau khi định ngày, nhà gái mang của hồi môn tới nhà trai và đón rể. Lễ cưới thường kéo dài một ngày một đêm, do ông cậu lớn nhất trong gia đình nhà gái hoặc già làng đứng ra tổ chức.

Lễ cưới diễn ra tưng bừng trong tiếng chiêng huyễn hoặc của các chàng trai và những điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển của các sơn nữ với những bài chiêng mời quan khách, đâm trâu, độc tấu chiêng đôi…

Theo quan niệm của người K’Ho, sau khi kết hôn, phụ nữ là trụ cột trong gia đình và nắm quyền quyết định mọi việc. Tổ chức gia đình người K’Ho theo chế độ mẫu hệ, con cái tính theo dòng họ mẹ và con gái là người thừa kế...

Người K’Ho sống chủ yếu ở cao nguyên Lang Bian, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng. Dân tộc K’Ho còn có tên gọi khác là Cơ Ho, Cờ Ho, Kơ Ho... Là dân tộc với tập quán sống du canh du cư nên trong quá trình phát triển đã dần hình thành các nhánh K’Ho địa phương như: K’Ho Srê, K’Ho Lạch, K’Ho Chil, K’Ho Nộp (Tu Nốp), K’Ho Dòn... Người K’Ho nói tiếng K’Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ba Na (Bahnaric), thuộc ngữ hệ Nam Á.

Theo truyền thống từ xưa, người K’Ho sinh sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra còn săn bắt hái lượm, về sau phát triển thêm nghề thủ công như rèn, đan lát, dệt vải...

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.