Độc đáo những lễ hội của người K’Ho

0:00 / 0:00
0:00
Hóa trang để bước vào lễ hội. Ảnh: Krajăn Plin
Hóa trang để bước vào lễ hội. Ảnh: Krajăn Plin
TPO - Hầu như tháng nào trong năm, các buôn làng K’Ho cũng có lễ hội với nhiều tập tục kỳ lạ, hiếm có; định kỳ là mừng lúa mới, bỏ mả, đua voi; còn bất chợt là những cuộc tế lễ vì thiên tai, dịch bệnh, thú dữ tấn công…

Người K’Ho ở Lâm Đồng tìm được nhiều sản vật quí giá từ núi rừng nhưng cũng phải đương đầu với bao hiểm họa về thiên tai, thú dữ, bệnh tật…, do đó họ tổ chức dâng lễ để cầu xin sự che chở của thần linh, cầu xin những điều may mắn, tốt lành.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 1

Người K'Ho tưng bừng mở hội

Hầu như lễ hội nào của người K'Ho cũng có cây nêu-linh vật được cho là phương tiện để người trần “giao tiếp” với thế lực siêu nhiên, theo quan niệm xưa. Chủ lễ bước ra trước giàn hiến tế khấn nguyện và lấy máu con vật hiến sinh (trâu, bò, heo, gà…) bôi lên cây nêu với ngụ ý gởi thông điệp mời thần linh và ma quỷ đến nhận lễ vật; mong các vị hãy thụ hưởng, vui chơi và đừng làm hại dân làng.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 2

Mộ của người bản địa Tây Nguyên

Dần dà phong trào dựng cây nêu để trừ tà và cầu mong những điều may mắn tốt lành không chỉ có ở các tộc người thiểu số Tây Nguyên lan tỏa rộng hơn ở một số địa phương. Đặc biệt dịp lễ Tết, có thể chiêm ngưỡng những hàng cây nêu được trang trí đẹp mắt Dọc Quốc lộ 1A và một số tỉnh lộ ở phía Bắc, Tây Nguyên, Tây và Đông Nam bộ.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 3

Hàng nêu trang trí đường phố dịp lễ, tết

Già làng Krajăn Plin (huyện Lạc Dương) cho biết ngày nay trong lễ bỏ mã (tiễn người chết rời làng về xứ sở của các thần), người K’Ho vẫn duy trì hội hóa trang rất thú vị.

Trước khi vào đêm hội, dân làng làm những chiếc mặt nạ hoặc lấy các loại phấn màu được chế tác từ cây rừng vẽ lên mặt nhau sao cho giống gương mặt của ma quỷ và lấy bùn đất trát đầy người.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 4

Vẽ mặt hóa trang trước khi vào đêm hội. Ảnh: Krajăn Plin

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 5

Mặt nạ dùng trong lễ hội

“Mặt nạ là bộ phận quan trọng nhất làm nên hình ảnh của những chú hề hoặc chiến binh trong lễ hội nên phải trông thật ngộ nghĩnh, gây cười khiến người xem thích thú hoặc thật quái dị để tạo cảm giác sợ hãi. Đó có thể là mặt người nhưng mang cái mũi của quái vật và cái lưỡi thật dài hoặc mắt ti hí, còn miệng thì méo xệch, ngoác ra trông rất hài hước”, ông Đặng Minh Tâm (thành viên Hội cổ vật Nam Bộ và là hội viên hội UNESCO Việt Nam) nói.

Cũng theo ông Tâm, hình thù của mặt nạ tùy thuộc vào sự sáng tạo và trí tưởng tượng của nghệ nhân nhưng phổ biến là đầu người và các con thú hay những nhân vật được mô tả trong truyền thuyết, sử thi. Mỗi mặt nạ có nét độc đáo riêng, không cái nào giống cái nào.

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 6

Các loại mặt nạ gỗ

Độc đáo những lễ hội của người K’Ho ảnh 7

Một kiểu hóa trang

Hiện người K’Ho ở xã Đạ Đờn (Lâm Hà) còn giữ tập tục: Khi dựng xong ngôi nhà, sẽ làm lễ cúng rồi bắt con chó thả vào nhà. Nếu phát hiện có tà ma, chó sẽ đuổi đi. Sau đó thầy cúng đọc lời khấn nguyện, dâng rượu cho vị thần cai quản nhà cửa để cầu cho gia chủ khỏe mạnh, bình an; kho lúa lúc nào cũng đầy ắp…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.