Độc đáo nghề làm ngói âm dương ở xứ Lạng

TP - Xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn không chỉ biết đến là khu căn cứ cách mạng, khởi nghĩa mà còn nổi tiếng với nghề làm ngói âm dương.

Trải qua bao thăng trầm, nghề làm ngói tưởng chừng như đã bị mai một bởi sự ra đời của nhiều loại ngói mới, tấm lợp pro xi măng, mái tôn đang thịnh hành. Thế nhưng đến nay, tại vùng đất Bắc Sơn xưa nay vẫn tồn tại làng nghề làm ngói âm dương.

Độc đáo nghề làm ngói âm dương ở xứ Lạng ảnh 1

Làng ngói âm dương Bắc Sơn ảnh: Duy Chiến

Ông Dương Công Toàn, 51 tuổi, dân tộc Tày, đã có thâm niên hơn 30 năm trong nghề làm ngói. Ông cho biết: “Ngói âm dương hay còn gọi là ngói máng, là vật liệu xây dựng truyền thống để lợp những mái nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Nghề làm ngói âm dương đã xuất hiện ở đây cách đây hàng trăm năm. Với khoảng hơn 50 hộ dân làm nghề, tại đây hàng ngày vẫn nhộn nhịp xe chở ngói cung cấp cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận”.

Nói về bí quyết của ngói âm dương ở quê hương, ông Toàn “bật mí” rằng, khâu đầu tiên là đất. Các gia đình ở Bắc Sơn lấy đất sét từ mỏ về, lọc sỏi đá, tưới nước ủ độ 20 ngày để có độ dẻo nhất định, khi nung ngói sẽ không bị sống, Sau đó người thợ phải dùng khuôn được phủ một lớp tro, đúc viên ngói sống. Phơi khô ngói trong khoảng một tuần là bắt đầu cho vào lò nung

“Công đoạn nung đòi hỏi yêu cầu cao nhất về kỹ thuật. Đối với lò đun tròn thì ngói được xếp vào nhau như là úp bát nhưng phải úp sao cho thẳng, nếu úp cong thì ngói sẽ bị nứt nẻ, đổ vỡ. Ban đầu nung phải đốt lửa từ từ khi nào thấy các ống hơi hết khói nước màu trắng, chuyển sang màu vàng thì tăng củi lên dần dần. Như vậy viên ngói sẽ đẹp, không méo mó”, ông Toàn nói.

“Nhà sàn cổ của người Tày mát mẻ về mùa hạ, ấm cúng khi gió đông về. Mái ngói âm dương có khả năng cách nhiệt rất tốt. Đồng thời, do các viên ngói lợp không khít hoàn toàn nên khả năng tản nhiệt khi nắng hè chiếu xuống cũng rất hiệu quả”.

ông Nguyễn Ngọc Thiều, Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn

Ở làng nghề Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, mỗi lò ngói thường tập trung 2-3 gia đình họ hàng làm chung. Dịp này các lò hoạt động hết công suất. Mỗi lò nung chứa được từ 40.000 - 60.000 viên ngói. Gần đây, nhiều công trình xây dựng công sở, trường học, nơi thờ tự đã sử dụng lợp mái ngói âm dương nên sản phẩm quê hương nơi đây tiêu thụ khá, nhiều thời điểm đã “cháy hàng”. Nhờ thu nhập hàng chục triệu đồng/hộ/tháng nên đời sống của nhân dân cũng từng bước được cải thiện, nâng lên.

Ông Nguyễn Ngọc Thiều, Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn chia sẻ: “Làng làm ngói âm dương truyền thống được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn thể và các hộ gia đình. Hiện nay trong làng, xã đã thành lập được những lớp dạy nghề cho lớp trẻ để duy trì, phát triển. Như vậy, vừa giữ được làng nghề độc đáo lại có của ăn, của để nên đồng bào các dân tộc nơi đây phấn khởi, thi đua nhau làm ngói bền, đẹp, đáp ứng được nhu cầu của khách”.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.