Diễn viên học gùi cỏ, dùng cối xay đá để làm phim về tục cướp vợ

Choáng ngợp với thiên nhiên tuyệt đẹp của Hà Giang trong "Lặng yên dưới vực sâu"
Choáng ngợp với thiên nhiên tuyệt đẹp của Hà Giang trong "Lặng yên dưới vực sâu"
TPO - Phim truyền hình mới “Lặng yên dưới vực sâu” do VFC sản xuất chuẩn bị lên sóng phô diễn những cảnh quay tuyệt đẹp của núi đá hùng vĩ và cánh đồng hoa tam giác mạch. Phim cũng đề cập nét văn hóa đồng bào Mông trong đó có tục cướp vợ.

Phim xoay quanh chuyện tình yêu của đôi trai gái người Mông, Vừ-chàng trai tài giỏi tốt bụng đem lòng yêu Súa một cô gái xinh đẹp mạnh mẽ. Tuy nhiên mối tình này bị ngăn trở vì gia đình Vừ nghèo, còn Súa bị Phống thanh niên nhà giàu cướp về làm vợ. Không đến được với Vừ, Súa trao duyên cho bạn thân tên Xí tuy nhiên hai con người yêu thương nhau luôn khao khát tự do và vượt qua số phận.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết, trong dòng chảy truyền hình hiện nay, đề tài này hẳn phải cạnh tranh gay gắt với nhiều phim khác. Tuy nhiên các nhà làm phim vẫn dấn thân vào sản xuất phim này. “Tôi bị sững sờ bởi khung cảnh Hà Giang từ thiên nhiên cảnh sắc cho tới văn hóa ngay khi đọc kịch bản của Đỗ Bích Thúy”, đạo diễn Đỗ Thanh Hải nói.

Diễn viên học gùi cỏ, dùng cối xay đá để làm phim về tục cướp vợ ảnh 1

Câu chuyện tình yêu của người Mông bước ra từ trang sách của tác giả "Chuyện của Pao" lên phim

Câu chuyện tình yêu của đôi trái gái người Mông nhìn qua những hình ảnh đầu tiên khá thơ mộng, tuy vậy các nhà làm phim cho rằng khán giả theo dõi có thể nhận ra sự thẳng thắn và đơn giản trong suy nghĩ, cuộc sống của họ. Trong số tình tiết được dư luận quan tâm là tục bắt vợ gây xôn xao dư luận dịp Tết vừa qua cũng được phản ánh trong phim này.

Diễn viên học gùi cỏ, dùng cối xay đá để làm phim về tục cướp vợ ảnh 2

Nét văn hóa kéo vợ của người Mông Hà Giang sẽ được khai thác ở khía cạnh biến tướng và lợi dụng truyền thống vì mục đích không tốt đẹp

Câu chuyện vào tác phẩm của Đỗ Bích Thúy 10 năm về trước nhưng đạo diễn Đào Duy Phúc khẳng định tục này vẫn còn ở Hà Giang và nhiều địa phương khác. “Tôi nghiên cứu và đọc lại tài liệu tôi lại thấy đây là nét văn hóa đáng quý của người Mông, chỉ có điều hiện nay nó bị lợi dụng để phục vụ mục đích cá nhân khá ích kỷ mà không đề cao và tôn trọng tình cảm con người”, đạo diễn nói.

Diễn viên học gùi cỏ, dùng cối xay đá để làm phim về tục cướp vợ ảnh 3

 Đoàn làm phim có nửa năm trời sống tại bối cảnh đồi núi trùng điệp và đời sống thiếu thôn của vùng cao Hà Giang

Nhà văn Đỗ Bích Thúy nói thêm, chị vốn là người sinh ra ở Hà Giang có nhiều năm gắn bó với mảnh đất này nên hiểu rất rõ phong tục của người Mông. “Theo truyền thống văn hóa Mông đó là hình thức văn hóa mang vẻ đẹp riêng. Tục này thực tế có tên kéo vợ, chẳng qua cướp là cách dùng từ dưới xuôi. Khi một chàng trai và một cô gái yêu nhau và được hai gia đình đồng ý nhưng gia dình chàng trai nghèo, để tránh cho chàng trai khỏi chịu sự thách cưới nặng nề họ hẹn ước để tổ chức nghi thức kéo vợ về nhà”, chị nói. Ở một vài nơi tục này đang bị lợi dụng và mang tính chất “cướp vợ” thực sự, câu chuyện này cũng là điều các nhà làm phim đề cập trong “Lặng yêu dưới vực sâu”.

Diễn viên học gùi cỏ, dùng cối xay đá để làm phim về tục cướp vợ ảnh 4

 Để có được bối cảnh hoa tam giác mạch tuyệt đẹp, cả đoàn làm phim phải chịu thời tiết vài độ C trong trang phục áo mỏng tang

Đoàn làm phim phải sống ở bối cảnh vùng cao Hà Giang trong suốt nửa năm quay phim, nếm trải đủ trải nghiệm khắc nghiệt nhất của thiên nhiên và cuộc sống thiếu thốn nơi đây. Diễn viên Phương Oanh (Súa) kể không chỉ phải quen với trèo đèo lội suối, mà phải học làm rất nhiều việc mà họ chưa từng thử qua như kéo cối xay đá, gùi cỏ giống hệt người Mông.

Phim quy tụ dàn diễn viên đủ lứa tuổi, từ gương mặt quen thuộc gạo cội như NSND Bùi Bài Bình, nghệ sỹ Minh Phương cho tới dàn diễn viên trẻ Nguyễn Đình Tú, Phương Oanh, Hương Giang và Doãn Quốc Đam.

Phim phát sóng khung giờ 14h30 Thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần trên VTV3 bắt đầu từ 1/4.


MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.